Quyết định đi khám phụ khoa sớm sẽ nhanh chóng giúp phát hiện và điều trị kịp thời các vấn đề liên quan đến bộ phận sinh dục. Giúp ngăn ngừa những bệnh lý liên quan đến sức khỏe sinh sản của bạn. Vì thế, việc chọn lựa địa điểm khám phụ khoa ở bệnh viện nào uy tín, chất lượng tốt hết sức quan trọng. Và đây cũng chính là điều mà nhiều chị em đặc biệt quan tâm. Vậy khám phụ khoa ở đâu? Những dấu hiệu thường thấy nhất của bệnh khu khoa là gì? Tất cả những thắc mắc sẽ được giải đáp trong bài viết ngày hôm nay!
1. Dấu hiệu nhận biết một số bệnh phụ khoa ở phụ nữ
Có những dấu hiệu của bệnh mà bạn có thể tự mình nhận thấy được trước khi quyết định đi tới khám phụ khoa ở bệnh viện nào. Thay đổi trên ở thể là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất.
1.1 Viêm âm đạo
Sau một thời gian ủ bệnh kéo dài từ 4 đến 28 ngày, khoảng gần 50% chị em sẽ có những thay đổi bất thường trong cơ thể. Âm đạo bị ra nhiều khí hư, có mủ đi kèm với mùi hôi gây khó chịu. Cảm giác bị ngứa ngáy và bắt đầu bj đau khi quan hệ tình dục.
1.2 Viêm vùng chậu
Có 2 hiện tượng viêm vùng chậu đó là: viêm vùng chậu cấp tính và viêm vùng chậu mãn tính. Đây là một bệnh lý nhiễm trùng ở cơ quan sinh sản, bị lây qua bởi các bệnh liên quan đến đường tình dục.
– Viêm vùng chậu cấp tính: Bạn có những biểu hiện sốt cao, đau trướng vùng bụng. Cảm giác bị đau đầu. tiêu chảy,…
– Viêm vùng chậu mãn tính: Sức khỏe ngày càng bị suy giảm. Tinh thần ngày càng sa sút và không còn tìm thấy sự khoái cảm khi quan hệ tình dục,…
Đau trướng vùng vụng là dấu hiệu của bệnh phụ khoa
1.3 Viêm cổ tử cung
Nguyên nhân chính gây nên viêm cổ tử cung ở chị em phụ nữ hầu hết đều lây qua đương sinh sản. Những biểu hiện rõ nét giúp bạn nhận biết đó là:
– Sau khi quan hệ, âm đạo bị chảy máu và không liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt
– Có cảm giác đau khi giao hợp
– Dịch tiết ở phần âm đạo ra nhiều bất thường
– Ra máu âm đạo mà không phải trong chu kỳ kinh
1.4 U nang buồng trứng
Những dấu hiệu liên quan đến u nang buồng trứng đó là:
– Đau vùng châu, thắt lưng hoặc đau ở đùi: có cảm giác đau mơ hồ, âm ỉ ở vùng chậu, dọc thắt lưng hoặc ở đùi do các khối u chèn ép lên dây thần kinh
– Đau tức bụng dưới: Đôi lúc bạn sẽ có cảm giác bị chướng bụng, bụng to và sơ thấy khối u. Bên cạnh đó có thể còn có dấu hiệu buồn nôn và nôn
– Thường xuyên đi tiểu: khi tiểu có cảm giác đau buốt, hơi nhói
– Bị đau khi quan hệ, thường hay đau 1 bên do khối u phát triển
– Tự nhiên bị thay đổi chu kỳ kinh nguyệt và cân nặng tăng lên bất thường.
2. Khám phụ khoa lần đầu tiên sẽ thực hiện như thế nào?
Trước khi tìm hiểu về “Khám phụ khoa ở bệnh viện nào” nhiều chị em khá tò mò về quá trình khám phụ khoa lần đầu tiên của mình. Bởi sẽ không ít người e ngại về vấn đề này. Nắm được những thông tin quan trọng trong quy trình khám sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn và giảm đi sự bỡ ngỡ.
Khi khám phụ khoa lần đầu tiên thông thường bạn sẽ có một cuộc đối thoại trực tiếp với bác sĩ. Họ sẽ đưa ra những câu hỏi liên quan đến bản thân và gia đình của bạn. Trong đó sẽ có những câu hỏi đi sâu vào vấn đề cá nhân của bạn như chu kỳ kinh nguyệt, thói quen sinh hoạt tình dục, cách vệ sinh,…
2.1 Những xét nghiệm cơ bản khi lần đầu khám phụ khoa
Cho dù khám phụ khoa ở bệnh viện nào cũng vậy, đôi lúc bạn sẽ cần phải trải qua những cuộc xét nghiệm lâm sàng ngay từ lần đầu khám. Bao gồm khám sức khỏe tổng quát và khám bộ phận sinh dục ngoài
– Khám sức khỏe tổng quát: Bác sĩ sẽ đo tổng thể về chiều cao, cân nặng, huyết áp và kiểm tra xem bạn có đang mắc bất cứ vấn đề gì về sức khỏe hay không.
– Khám ở bộ phận sinh dục ngoài: Bác sĩ sẽ tiến hành quan sát phía bên ngoài âm hộ để xác định những vấn đề phụ khoa (nếu có) mà bạn đang mắc phải.
Kiểm tra bộ phận sinh dục ngoài là một phần không thể thiếu được trong quy trình khám phụ khoa
2.2 Khám phụ khoa có đau không?
Âm đạo là bộ phận rất nhạy cảm và dễ dàng cảm nhận được sự đau đớn nhất. Vì thế khi lựa chọn khám phụ khoa ở bệnh viện nào nhiều bạn sẽ lo lắng rằng, bác sĩ tiến hành có bị đau không? Có gây ảnh hưởng gì không?
Câu trả lời là không. Bởi vì, khi khám bác sĩ sẽ sử dụng mỏ vịt để quan sát bên trong âm đạo. Quá trình đưa mỏ vịt vào âm đạo sẽ diễn ra từ từ chậm rãi nên bạn hoàn toàn không cần phải lo lắng quá nhiều rằng có bị đau không. Tuy nhiên, khám bằng mỏ vịt sẽ chỉ áp dụng cho những chị em đã quan hệ tình dục rồi. Cho nên, nếu chưa quan hệ bạn nên lưu ý vấn đề này và nói trực tiếp với bác sĩ.
2.3 Khám phụ khoa khi mang thai có bị ảnh hưởng đến em bé không?
Khi có bầu, mẹ rất ngại làm bất cứ việc gì tác động đến âm đạo bởi sẽ có khả năng ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên, nếu như mẹ bị mắc các chứng bệnh liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa ít nhiều cũng sẽ có khả năng ảnh hưởng đến em bé nếu không được điều trị kịp thời.
Nhưng mẹ hãy yên tâm, trong quá trình thăm khám bác sĩ sẽ vô cùng nhẹ nhàng để kiểm tra và xử lý các vấn đề mà mẹ đang gặp phải. Đảm bảo không gây ảnh hưởng đến em bé trong bụng. Hơn nữa, tại các bệnh viện uy tín cơ sở vật chất ngày càng được chú trọng nên quá trình khám của mẹ luôn được bảo vệ ở mức an toàn nhất.
Nếu như phát hiện có những hiện tượng bệnh liên quan đến viêm nhiễm phụ khoa, mẹ đừng ngần ngại mà hãy ngay lập tức tìm đến bệnh viện uy tín, chất lượng để thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Khám phụ khoa không gây ảnh hưởng đến em bé khi mang thai
3.Khám phụ khoa ở bệnh viện nào uy tín tại Hà Nội?
Việc đánh giá một địa điểm khám phụ khoa tốt bạn sẽ cần phải cân nhắc trên nhiều yếu tố khác nhau. Như là: cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ, chất lượng dịch vụ, thái độ của nhân viên y tế trong bệnh viện,…
Khoa phụ sản – Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những địa điểm uy tín mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi thăm khám tại đây. Bệnh viện phát triển với sự đầu tư nghiêm túc về cả cơ sở vật chất lần nguồn lực con người. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái bởi chất lượng chăm sóc khách hàng của Thu Cúc TCI mang lại.
Khi khám phụ khoa tại Thu Cúc, khách hàng sẽ được:
– Tiến hành khám lâm sàng chuyên khoa phụ sản.
– Các xét nghiệm: định nhóm ABO; định nhóm máu RH(D); lấy bệnh phẩm làm phiến đồ tế bào cổ tử cung – âm đạ; xét nghiệm HPV genotype Real – time PCR; xét nghiệm ký sinh trùng, Vi nấm soi tươi dịch âm hộ, âm đạo; định lượng CA 125; Định lượng CA 15-3
– Chuẩn đoán hình ảnh: Siêu âm đầu dò âm đạo đối với khách hàng đã quan hệ tình dục; Siêu âm tử cung phần phụ qua đường bụng đối với khách hàng chưa quan hệ tình dục.
Một số chị em sẽ được chỉ định xét nghiệm máu khi khám phụ khoa để bác sĩ nắm được tình hình sức khỏe tổng quan
Hy vọng rằng, bài viết hôm nay đã mang tới mọi người thêm được nhiều kiến thức về khám phụ khoa. Và giúp bạn giải đáp được câu hỏi “Khám phụ khoa ở bệnh viện nào tốt nhất?”.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.