Nhồi máu cơ tim là biến cố nguy hiểm nhất trong các bệnh lý tim mạch, đe dọa lớn đến tính mạng và sức khỏe của người bệnh ngay cả khi họ đã thoát khỏi nguy kịch. Cùng tìm hiểu những hiểm họa đối với sức khỏe do bệnh cơ tim nhồi máu gây ra qua bài viết sau đây.
1. Vì sao nhồi máu cơ tim là hiểm họa với sức khỏe?
Chức năng quan trọng nhất của tim là bơm máu đi nuôi cơ thể. Tim được nuôi dưỡng bởi động mạch vành gồm động mạch vành phải và động mạch vành trái.
Nhồi máu cơ tim là tình trạng khẩn cấp, xảy ra khi 1 phần hoặc cả 2 nhánh mạch máu bị tắc nghẽn đột ngột. Lúc này cơ tim sẽ không được cung cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng cần thiết. Nếu 1 vùng cơ tim bị hoại tử do thiếu máu, chức năng bơm máu của tim sẽ không còn toàn vẹn như trước. Người bệnh bị hoại tử cơ tim có thể tử vong rất nhanh nếu không được cấp cứu kịp. Các thống kê cho thấy có đến 10% các ca nhồi máu do tim dẫn đến đột tử.
Đây được coi là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh động mạch vành, nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các bệnh lý về tim mạch. Những trường hợp may mắn sống sót có thể gặp các biến chứng nguy hiểm. Do đó căn bệnh này trở thành hiểm họa đối với sức khỏe.
Nguy cơ tử vong của người bệnh bị nhồi máu do tim rất cao, kèm theo những di chứng nguy hiểm dù người bệnh được cứu sống.
2. Các biến chứng nguy hiểm của nhồi máu cơ tim
Tỉnh lại sau cơn nhồi máu do thiếu máu cơ tim nhưng người bệnh vẫn chưa hoàn toàn thoát khỏi nguy hiểm. Trong vòng 3 tuần từ khi phát bệnh, bệnh nhân vẫn có nguy cơ cao tử vong do vỡ tim, tắc mạch tại phổi, tắc mạch não, phù phổi hay bị choáng tim. Đồng thời họ cũng có thể phải đối mặt với những di chứng nặng nề phía sau.
2.1 Các biến chứng sớm của nhồi máu cơ tim
– Đột tử
Đột tử là biến chứng nặng nhất sau khi cơ tim bị nhồi máu và xảy ra ở 10% bệnh nhân có cơ tim nhồi máu. Biến chứng này thường xảy ra ngay trong tuần đầu sau phát bệnh.
– Rối loạn nhịp tim
Tình trạng này xảy ra ở khoảng 90% số người bệnh, đặc biệt là ở những người bị thiếu máu cơ tim trong 48 giờ kể từ khi phát bệnh. Sau khoảng thời gian này, nếu nhịp tim vẫn rối loạn thì hãy hết sức cảnh giác. Cố gắng hạn chế căng thẳng, sợ hãi để bảo vệ sức khỏe.
– Tim suy cấp
Di chứng này dễ xảy ra sau 2 tuần kể từ khi phát bệnh, trong trường hợp bệnh tái phát, hoặc trước đó bệnh nhân đã xuất hiện cơn đau thắt vùng ngực. Bệnh nhân thường có các biểu hiện như huyết áp tụt, mạch nhanh và yếu, vã mồ hôi, khó thở kịch phát nếu suy tim trái, phù nhiều nếu suy tim phải.
– Đột quỵ
Cục máu đông – nguyên nhân gây hoại tử cơ tim – nếu di chuyển sang những bộ phận khác sẽ làm mạch máu nghẽn, gây nguy cơ đột quỵ, tắc mạch phổi…
– Vỡ tim
Khoảng 10% số ca vỡ tim sẽ xảy ra vào tuần thứ 2 sau khi phát bệnh. Trong trường hợp này, máu tràn ra khỏi màng tim gây trụy tim dẫn tới tử vong.
– Thiếu máu tới cơ tim
Bệnh nhân sau nhồi máu dễ gặp phải cơn nhồi máu thứ phát gây đau thắt vùng ngực phải. Các trường hợp này được cấp cứu giống nhồi máu cấp.
3.2 Các biến chứng sớm của nhồi máu cơ tim
– Vách tim phình to
Có đến 30% số trường hợp sau nhồi máu xảy ra phình vách tim, biểu hiện suy tim hay tắc mạch chủ.
– Hội chứng bả vai – bàn tay
Tình trạng này thường chỉ xuất hiện tuần từ 6 – 8 sau khi cơn nhồi máu diễn ra, biểu hiện thường gặp là đau bên vai trái – tay trái, khiến vai lẫn cổ tay nhức mỏi. Càng cố gắng vận động sớm sau nhồi máu thì tình trạng trên càng ít có khả năng xảy ra.
– Đau dây thần kinh
Những cơn đau vùng ngực dần lan rộng, mức trung bình kèm theo ê ẩm, nặng nề vùng tim là những biểu hiện của biến chứng đau dây thần kinh, thường gặp ở các bệnh nhân sau khi thoát khỏi nguy kịch. Đặc biệt tình trạng này dễ xảy ra ở người stress, lo lắng, suy nhược.
– Suy tim
Sau nhồi máu, chức năng hoạt động của tim giảm rõ rệt, dần khiến tim suy yếu và gây nguy hiểm.
– Hội chứng viêm màng tim
Biến chứng viêm màng tim xảy ra ở khoảng 3 – 4% bệnh nhân nhồi máu. Biểu hiện của bệnh là người bệnh cảm thấy đau sau xương ức, đau nhiều khi thở, vận động, ho, giảm khi ngồi hay cúi trước.
Các biến chứng khiến giai đoạn phục hồi của căn bệnh này nguy hiểm không kém gì giai đoạn cấp cứu, khi người bệnh trực tiếp chiến đấu với tử thần. Sau khi thoát khỏi nguy kịch, người bệnh cần được chăm sóc và cảnh giác các dấu hiệu bất thường để xử trí kịp thời, tránh các rủi ro đáng tiếc.
Người từng bị cơ tim nhồi máu có nguy cơ đột quỵ rất cao.
3. Nhận diện các triệu chứng để giảm thiểu nguy hiểm do bệnh gây ra
Nhồi máu do tim là tình trạng khẩn cấp nhưng các dấu hiệu thì có thể “manh nha” từ rất sớm, người bệnh cần đặc biệt chú ý để phát hiện và xử trí kịp thời, tránh biến cố xảy ra. Các triệu chứng bao gồm:
– Hồi hộp, đánh trống ngực.
– Đau thắt ngực, thường là đau cả khi nghỉ ngơi, kéo dài trên 20 phút hoặc đã dùng thuốc giãn mạch mà không thuyên giảm.
– Khó thở.
– Vã mồ hôi.
– Hoa mắt, choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, nôn.
– Tụt hoặc tăng huyết áp bất thường.
– Tay chân lạnh, ẩm.
– Dễ kích thích hay lo lắng, hoảng sợ.
– Ngất.
Tuy nhiên, không phải trường hợp nào các triệu chứng của bệnh cũng biểu hiện rõ ràng mà người bệnh có thể chỉ cảm thấy hơi mệt hoặc khó chịu vùng thượng vị, khiến họ dễ bỏ qua. Hãy cảnh giác trước bất cứ bất thường nào của cơ thể để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời.
Đau ngực, đau đầu, khó thở đều có thể là dấu hiệu sớm tình trạng hoại tử cơ tim.
4. Đối tượng dễ bị nhồi máu cơm tim
Xơ vữa động mạch là nguyên nhân thường gặp nhất gây thiếu máu và nhồi máu ở cơ tim. Các mảng xơ vữa tích tụ theo thời gian, bám vào thành mạch máu có thể gây hẹp lòng mạch và tắc nghẽn khi gặp cục máu đông.
Người bị tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, đái tháo đường, thường xuyên hút thuốc lá là những đối tượng dễ mắc căn bệnh này.
Các đối tượng này nên chủ động thăm khám chuyên khoa Tim mạch, đặc biệt khi thấy các triệu chứng bất thường kể trên, từ đó ngăn ngừa nguy cơ nhồi máu cơ tim cũng như những biến chứng nguy hiểm nếu bệnh này có xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.