Bệnh nhân ung thư gan cần lưu ý những vấn đề về thực đơn, sinh hoạt và điều trị để có được kết quả điều trị tốt nhất. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho bệnh nhân và người nhà những nguyên tắc quan trọng để đạt hiệu quả điều trị cao.
1. Những nguyên tắc về xây dựng thực đơn cho bệnh nhân ung thư gan
– Đa dạng thực đơn hàng ngày: Nên đa dạng về thực phẩm và dinh dưỡng và nên ăn đủ nhóm thực phẩm bao gồm cả thực phẩm chứa năng lượng, chất đạm, chất béo và rau củ quả.
– Chọn thực phẩm dễ tiêu: Nên chế biến dễ tiêu hóa với cháo, súp, canh, rau củ quả và tránh các thực phẩm khó tiêu hóa như thịt quay, thịt nướng, chiên xào, thực phẩm nhiều chất béo.
– Tăng cường tiêu thụ protein: Protein là thành phần cơ bản trong tế bào của cơ thể và rất cần thiết để duy trì sức khỏe, do đó bệnh nhân nên tăng cường hấp thụ để tránh suy nhược cơ thể.
– Giảm độc tố: Ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi và các thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm áp lực đến gan và hỗ trợ điều trị bệnh.
Bệnh nhân mắc ung thư gan nên xây dựng chế độ ăn uống nhiều rau củ quả tươi và trái cây
– Điều chỉnh lượng calo hợp lý: Cần điều chỉnh lượng calo để giữ mức cân nặng ổn định và cần tránh ăn nhiều dẫn đến tăng cân nhanh ảnh hưởng đến sức khỏe và điều trị.
– Bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin D và vitamin C: Tăng cường sức đề kháng thông qua thực phẩm này và bổ sung đủ chất để hỗ trợ điều trị.
– Hạn chế tiêu thụ đường, chất béo và thực phẩm ăn nhanh: Những thực phẩm chứa lượng đường và chất béo cao thường có ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân, do đó người bệnh nên tránh những thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nhanh và đồ uống chứa cồn.
– Tăng nạp những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa: Các chất này ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư và hỗ trợ sức khỏe cho tim mạch.
– Sử dụng những loại dầu tốt cho sức khỏe: Những thực phẩm bệnh nhân mắc ung thư gan nên sử dụng là dầu oliu, dầu hạt lanh và dầu dừa.
– Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu magie và kẽm: Những thực phẩm này giúp người bệnh tăng cường sức khỏe.
– Chia nhỏ khẩu phần ăn: Nên chia nhỏ khẩu phần ăn mỗi ngày và ăn thành nhiều bữa để giảm áp lực cho gan.
– Tham khảo ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng: Người bệnh nên hỏi ý kiến của các chuyên gia để có được thực đơn phù hợp.
2. Những lưu ý quan trọng cho bệnh nhân ung thư gan
2.1 Bệnh nhân ung thư ở gan nên thăm khám gan và tiêm vắc xin
Người bệnh có thể áp dụng nhiều phân tích để có thể đánh giá chức năng gan thông qua các xét nghiệm, siêu âm ổ bụng hoặc chụp CT vùng bụng.
Đồng thời những xét nghiệm viêm gan B và C và tiêm ngừa virus viêm gan B là cách hữu hiệu để người bệnh loại bỏ nguy cơ bệnh.
Những bệnh nhân nằm trong diện nguy cơ cao ung thư gan(bệnh nhân viêm gan B hoặc viêm gan C, viêm gan do bia rượu, người thân bị ung thư gan, xơ gan…) thì nên khám sức khỏe định kỳ 3-6 tháng/ lần để phòng tránh nguy cơ.
Bệnh nhân mắc ung thư gan nên thăm khám sớm với các chuyên gia để được điều trị với phác đồ trúng đích
Đồng thời, bệnh nhân ung thư gan cũng nên đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với các chuyên gia ung bướu hàng đầu, qua đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất theo tình trạng của từng bệnh nhân.
2.2 Điều chỉnh chế độ ăn và hạn chế thực phẩm không phù hợp
Người bệnh lưu ý rằng thực phẩm không phải là yếu tố chính gây bệnh mà có thể làm tăng nguy cơ bệnh. Do đó, người bệnh nên ăn uống cẩn thận để phòng chống ung thư với những dạng thực phẩm sau:
– Thức ăn bị mốc: Chất aflatoxin trong thức ăn bị mốc ảnh hưởng nguy hại đến gan do đó người bệnh cần bảo quản đồ, nếu bị mốc thì cần bỏ ngay.
– Thực phẩm quá nhiều muối: Thực phẩm có hàm lượng muối nhiều có thể khiến bệnh ung thư gan trở nên nguy hiểm hơn. Do đó, người bệnh nên ăn nhạt và hạn chế đồ ăn muối chua để tránh nitrosamine ảnh hưởng đến sức khỏe.
– Dầu, mỡ chiên lại nhiều lần: Nếu sử dụng nhiều lần dầu mỡ có thể sản sinh MDA tạo ra polymer phản ứng với protein và DNA khiến thay đổi cấu trúc protein làm tế bào biến thành ung thư. Người bệnh cần lưu ý dầu mỡ động vật không nên trữ lâu và chiên lại nhiều lần.
– Đồ ăn giàu protein: Những thực phẩm chứa quá nhiều protein có ảnh hưởng tiêu cực đến gan và làm tích tụ chất độc hại ở gan và trong cơ thể.
2.3 Bệnh nhân mắc ung thư gan cần thiết lập một chế độ sinh hoạt khoa học
Việc thực khuya khiến gan không được nghỉ ngơi và thư giãn sẽ ảnh hưởng đến việc sửa chữa tế bào chết khiến nó rơi vào trạng thái mệt mỏi và tổn thương.
Uống nhiều rượu bia và sử dụng chất kích thích cũng khiến áp lực lên gan lớn và ảnh hưởng đến gan khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Bệnh nhân mắc ung thư gan nên xây dựng chế độ sống khoa học để nâng cao chất lượng cuộc sống
2.4 Cân bằng trạng thái cảm xúc, giữ tinh thần lạc quan
Nếu người bệnh lạc quan và có tâm trạng tốt có thể ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nên người bệnh nên kiểm soát cảm xúc của mình và giữ tinh thần tích cực điều trị bệnh.
2.5 Cải thiện chức năng gan từ sớm
Nếu chỉ số men gan và bilirubin bất thường thì các tế bào gan có thể tổn thương nghiêm trọng do đó người bệnh nên bổ sung thực phẩm hoặc thuốc chứa vitamin C, vitamin B hoặc những thuốc tốt cho gan để điều hòa cải thiện chức năng gan. Tuy nhiên người bệnh nên tham khảo chỉ định của bác sĩ để tránh ảnh hưởng đến chức năng gan.
Trên đây là những thông tin quan trọng người bệnh cần biết cho những bệnh nhân ung thư gan đang chống lại bệnh tật. Đồng thời, hiểu biết về những phương pháp bảo vệ, cải thiện sức khỏe giúp cho bệnh nhân bị ung thư gan có được hiệu quả điều trị cao và chất lượng cuộc sống tốt hơn. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên lựa chọn những cơ sở y tế uy tín để được xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng
dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.