Huyết áp của một người bình thường ở mức 120/80mmHg, khi mức huyết áp ở mức trên 140/90mmHg, thì bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp. Người cao huyết áp thường có những dấu hiệu như: Chảy máu mũi, tê hoặc ngứa râm ran ở các chi, buồn nôn và nôn,…
Những triệu chứng thường gặp của cao huyết áp.
Huyết áp của một người bình thường ở mức 120/80mmHg, khi mức huyết áp ở mức trên 140/90mmHg, thì bạn có thể có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp
Các triệu chứng cao huyết áp thường gặp
- Khi huyết áp của bệnh trên mức 180/110mmHg, và kèm theo hiện tượng nhức đầu thì rất có thể bạn đang bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, triệu chứng đau đầu sẽ không xuất hiện ở trong trường hợp huyết áp của bạn chỉ tăng nhẹ. Chỉ khi bệnh cao huyết áp đã trở nên nặng và ác tính, thì lúc đó mới những cơn đau đầu mới xuất hiện.
- Chảy máu mũi: Đây cũng là cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu. Khi huyết áp tăng cao và đột ngột bị chảy máu mũi nhiều, máu thường khó ngừng chảy, thì bạn cần đi khám ngay để được kiểm tra huyết áp và điều trị bệnh kịp thời.
- Thấy có xuất hiện vệt máu bên trong mắt, hoặc bị xuất huyết kết mạc cũng có thể là dấu hiệu của người đang mắc bệnh huyết áp cao hoặc tiểu đường.
- Thấy tê hoặc ngứa râm ran ở các chi: đây cũng là một trong những dấu hiệu cảnh báo sớm của bệnh đột quỵ do huyết áp cao. Khi bạn bị tăng huyết áp liên tục và không được kiểm soát, thì cần hết sức chú ý, vì đây có thể là lý do dẫn đến sự tê liệt các dây thần kinh ở trong cơ thể.
- Một dấu hiệu khác của huyết áp cao là buồn nôn và nôn. Tuy nhiên, triệu chứng này còn liên quan đến một số bệnh lý khác. Vì thế, bạn nên kiểm chứng với một số triệu chứng liên quan khác như: nhìn không rõ, nhìn mờ, khó thở.
- Chóng mặt đi kèm choáng cũng là dấu hiệu cảnh báo của bệnh huyết áp cao và bạn không nên bỏ qua triệu chứng này đặc biệt là khi nó xảy ra đột ngột.
- Bên cạnh đó còn có các yếu tố khác có thể làm ảnh hưởng đến huyết áp của bạn như: béo phì, lười hoạt động thể chất, hút thuốc lá, uống rượu…
Nếu tình cao huyết áp không sớm được điều trị thì có thể dẫn đến rất nhiều vấn đề khác nghiêm trọng như suy thận, bệnh tim, và đột quỵ.
Người mắc bệnh béo phì thường có nguy cơ mắc huyết áp cao
Nguyên nhân của bệnh cao huyết áp
Những yếu tố dưới đây có thể là nguyên nhân chính dẫn đến cao huyết áp
- Bệnh thận mạn tính
- Hẹp động mạch chủ bẩm sinh, bệnh này có thể gây ra cao huyết áp ở cánh tay.
- U hoặc những bệnh khác về tuyến thượng thận.
- Sử dụng thuốc tránh thai.
- Bệnh về tuyến giáp.
- Có thai.
- Nghiện rượu.
Một số nguyên nhân khác cũng góp phần gây ra tăng huyết áp là
Những người ăn mặn có tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn so với những người ăn nhạt.
- Tuổi tác: Tuổi càng cao, thì sẽ càng dễ bị tăng huyết áp, đặc biệt là chỉ số huyết áp tâm thu, khi huyết áp tâm thu tăng sẽ khiến động mạch trở nên cứng hơn, đây là nguyên nhân gây xơ vữa động mạch.
- Do tiền sử gia đình (di truyền): Khi trong nhà bạn có người bị bệnh cao huyết áp thì khả năng mắc bệnh tăng huyết áp cao hơn người bình thường, vì bệnh này có khuynh hướng di truyền theo gia đình.
- Những người thừa cân: Những người béo phì, có nguy cơ bị huyết cao, cao gấp từ 2 đến 6 lần so với những người gầy.
- Do tình trạng kinh tế xã hội: Bệnh tăng huyết áp cũng hay gặp nhiều hơn ở những nhóm người có trình độ giáo dục, và kinh tế ở mức thấp.
- Dùng muối: Những người ăn mặn có tỉ lệ mắc bệnh cao huyết áp cao hơn so với những người ăn nhạt.
- Dùng thuốc: Dùng thuốc kháng sinh lâu dài không chỉ gây bệnh cho dạ dày, mà còn ảnh hưởng đến cả huyết áp của người dùng.
- Giới tính: Theo thống kê nam giới dễ bị mắc bệnh cao huyết áp hơn nữ giới. Tuy nhiên, điều này có thể thay đổi theo tuổi tác, và chủng tộc.
- Uống rượu: Bệnh cao huyết áp rất nhạy cảm với những người thường xuyên sử dụng rượu bia. Uống đồ uống có cồn làm tăng huyết áp.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.