Để xây dựng phác đồ điều trị ung thư buồng trứng, bác sĩ phải dựa trên rất nhiều yếu tố như giai đoạn tiến triển ung thư, tình trạng sức khỏe chung, mong muốn điều trị của người bệnh…
1. Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng
Ung thư buồng trứng là bệnh ung thư phụ khoa đặc biệt nguy hiểm
Theo các bác sĩ, trong các bệnh ung thư phụ khoa, ung thư buồng trứng là bệnh ung thư khó nhất về phòng ngừa, phát hiện và điều trị vì buồng trứng là cơ quan nằm sâu trong khung chậu nhỏ, giai đoạn đầu bệnh tiến triển âm thầm và thường xuất hiện rõ ở giai đoạn muộn.
Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, cơ hội điều trị thành công rất cao, có thể lên tới trên 90%. Chính vì vậy, thăm khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích. Tầm soát ung thư buồng trứng khuyến khích cho mọi chị em, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh cao như tiền sử gia đình có mẹ, chị em gái mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, thừa cân, béo phì, có kinh sớm, mãn kinh muộn, thời gian nuôi con bằng sữa mẹ ít…
Phác đồ điều trị ung thư buồng trứng như thế nào là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến cơ hội sống của người bệnh. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ định một hoặc kết hợp nhiều phương pháp khác nhau để điều trị đạt hiệu quả cao nhất. Một số phương pháp điều trị ung thư buồng trứng có thể được bác sĩ chỉ định là:
2. Phẫu thuật ung thư buồng trứng
Hóa trị là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư buồng trứng
Phẫu thuật là một trong những phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân ung thư buồng trứng. Tùy từng trường hợp cụ thể mà bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ buồng trứng, tử cung, hệ bạch huyết xung quanh và nếp mô mỡ ổ bụng.
Mục đích của phẫu thuật ung thư buồng trứng là nhằm không để lại những nhân di căn lớn hơn 1 cm đường kính kèm theo, lấy hạch chậu và hạch cạnh động mạch chủ.
3. Xạ trị ung thư buồng trứng
Xạ trị ung thư buồng trứng được sử dụng như một phương pháp bổ trợ sau phẫu thuật hoặc áp dụng cho bệnh nhân không đáp ứng điều trị với hóa chất. Điều trị tia xạ trong ung thư buồng trứng có thể thực hiện theo quy trình:
- Chiếu xạ ngoài toàn ổ bụng và khung chậu nhằm làm chậm tốc độ phát triển của tổ chức ung thư và tiêu diệt một phần tế bào ung thư.
- Xạ trị tại chỗ bằng một dung dịch bơm vào ổ bụng. Chất này sẽ được hấp thụ trên bề mặt phúc mạc và tạo một liều xạ cho toàn phúc mạc.
Sau điều trị tia xạ, bệnh nhân có thể phải chịu một số tác dụng phụ như ỉa chảy, xuất huyết…
4. Hóa trị ung thư buồng trứng
Hóa trị là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng thuốc để tiêu diệt các tế bào ung thư qua đường uống hoặc tĩnh mạch. Hóa trị giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại trong cơ thể sau phẫu thuật, kiểm soát sự phát triển khối u, nâng cao cơ hội sống cho người bệnh.
5. Các tác dụng phụ có thể gặp sau điều trị ung thư buồng trứng
Bất kì phương pháp điều trị ung thư buồng trứng nào cũng có tác động trực tiếp đến người bệnh. Đặc biệt nếu bệnh nhân tuổi tác cao, thể trạng không tốt và có tiền sử mắc nhiều bệnh lý mạn tính thì sức khỏe sau điều trị sẽ lâu hồi phục hơn.
TS. BS See Hui Ti – bác sĩ Singapore nổi tiếng trong điều trị các bệnh ung thư ở nữ, trong đó có ung thư buồng trứng. Hiện nay, bác sĩ See đang hợp tác điều trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc.
Mức độ ảnh hưởng đến người bệnh phụ thuộc vào phương pháp điều trị bệnh:
- Ngoài cảm giác đau âm ỉ tại vùng phẫu thuật, sau khi cắt bỏ một hoặc hai bên buồng trứng yếu tố nội tiết cơ thể ở nữ giới sẽ bị thay đổi đột ngột và gây mất kinh sớm, khô âm đạo, cơ thể đổ mồ hôi nhiều, mệt mỏi… Nữ giới cắt bỏ cả hai bên buồng trứng sẽ bị vô sinh.
- Sau điều trị ung thư buồng trứng bằng hóa trị liệu, người bệnh có thể bị nổi mẩn đỏ quanh vùng chiếu xạ, buồn nôn, rụng tóc, mệt mỏi, chán ăn..
Để hạn chế tối đa tác dụng phụ sau điều trị ung thư buồng trứng, bệnh nhân sau điều trị bằng phương pháp phẫu thuật phải được chăm sóc cẩn thận và theo dõi những biến chứng có thể gặp phải như chảy máu vết mổ, nhiễm trùng vết mổ… Bệnh nhân sau điều trị hóa trị liệu nhiều ngày cần phải bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết, ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, nói không với các thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, đồ ăn sẵn chứa nhiều chất bảo quản…
Trên đây là những thông tin tham khảo về phác đồ điều trị ung thư buồng trứng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.