Ung thư cổ tử cung là bệnh lý phổ biến ở chị em phụ nữ và cũng là một căn bệnh nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm. Mỗi một giai đoạn bệnh sẽ có tiên lượng và phương hướng điều trị khác nhau. Xác định sớm các giai đoạn của ung thư cổ tử cung giúp người bệnh có phương hướng điều trị tốt hơn và nâng cao cơ hội điều trị thành công.
1. Ung thư cổ tử cung và các phân biệt các giai đoạn bệnh
Ung thư cổ tử cung được xác định khi người bệnh có khối u bất thường tại khu vực này và có thể lây lan sang các khu vực lân cận, chèn ép chúng mà cơ thể không kiểm soát được.
Để xác định được tình trạng và các giai đoạn của ung thư cổ tử cung, bác sĩ thường trả lời những câu hỏi như sau:
– Ung thư cổ tử cung đang phát triển đến vị trị nào và ở bao xa?
– Ung thư cổ tử cung đã lan đến những cấu trúc lân cận hay chưa?
Ung thư cổ tử cung đã lan đến hạch bạch huyết hay cơ quan xa chưa?
Thông qua việc tìm câu trả lời cho các câu hỏi này, đồng thời đánh giá tổng quan tình trạng sức khỏe của người bệnh để đưa ra kết luận giai đoạn chính xác của người bệnh theo: giai đoạn I đến giai đoạn IV, trong đó giai đoạn càng nhỏ thì tình trạng bệnh càng nhẹ và ngược lại giai đoạn càng lớn thì tình trạng của người bệnh càng nặng.
Tùy theo tình trạng của từng bệnh nhân, các bác sĩ sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố để đánh giá giai đoạn bệnh
2. Tìm hiểu về các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung
2.1 Giai đoạn I – Các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung thời điểm đầu
Ung thư từ niêm mạc cổ tử cung sẽ lan đến các khu vực sâu của tử cung nhưng chưa lây lan đến các cơ quan khác.
Giai đoạn này sẽ được chẩn đoán lâm sàng kết hợp xét nghiệm tế bào và mô bệnh học.
Những triệu chứng cơ bản của giai đoạn này thường gặp là: Ra máu bất thường ngoài chu kì kinh, âm đạo chảy máu bất thường ở phụ nữ mãn kinh, chảy máu sau khi quan hệ tình dục và tăng tiết dịch âm đạo…
2.2 Giai đoạn II
Ung thư lan từ niêm mạc cổ tử cung đến các mô sâu của tử cung, đến âm đạo hoặc các mô gần tử cung nhưng chưa di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể mà chỉ gói gọn trong vùng chậu.
Triệu chứng dễ nhận biết của giai đoạn này là: đau chân, đau lưng, đau khu vực chậu kéo dài, sụt cân, chán ăn, dịch tiết có mùi hôi, âm đạo khó chịu, chân bị sưng…
2.3 Giai đoạn III
Giai đoạn này khối u xâm lấn khoảng 1/3 dưới của âm đạo và lan đến thành chậu gây ứ nước thận và ảnh hưởng đến các hạch bạch huyết, tuy nhiên khối u chưa di căn xa.
Ở giai đoạn này, người bệnh gặp phải những triệu chứng nghiêm trọng hơn bao gồm: sưng hai chân, cơ thể mệt mỏi thiếu sức sống, âm đạo có mùi hồi, sưng âm đạo, đau đớn khó chịu khi quan hệ tình dục…
2.4 Giai đoạn IV – Các giai đoạn của bệnh ung thư cổ tử cung thời điểm cuối
Giai đoạn IV được coi là giai đoạn cuối của bệnh ung thư cổ tử cung. Ung thư đã di căn đến các cơ quan quan trọng của cơ thể và tình trạng sức khỏe của người bệnh suy giảm nhiều hơn so với các giai đoạn khác.
Những dấu hiệu ung thư cổ tử cung ở giai đoạn này bao gồm: chảy máu âm đạo, chân đau và sưng phù, âm đạo tiết dịch với màu sắc và mùi hôi bất thường, đau vùng xương chậu…
Ngoài ra, khi ung thư di căn đến các cơ quan lân cận, người bệnh có thể gặp phải một số tình trạng như: đau trực tràng, rối loạn tiêu hóa, khó đi tiểu, tiểu buốt và đi tiểu ra máu…
Mỗi giai đoạn ung thư cổ tử cung sẽ có biểu hiện về sức khỏe khác nhau
3. Bệnh ung thư cổ tử cung có thể sống được bao lâu?
3.1 Các yếu tố tác động đến thời gian sống của người bệnh
Không có đáp án chính xác về thời gian sống của bệnh nhân ung thư cổ tử cung, bởi điều đó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:
– Giai đoạn phát hiện và giai đoạn ung thư của người bệnh
– Độ tuổi của người bệnh
– Thể trạng của người bệnh
– Độ phù hợp và đáp ứng điều trị
– Chế độ dinh dưỡng chăm sóc cơ thể và chế độ sinh hoạt của người bệnh.
Tuy nhiên, dưới đây là tỉ lệ sống sau 5 năm(tỉ lệ chữa khỏi bệnh) ung thư cổ tử cung theo từng giai đoạn được đánh giá như sau:
– Giai đoạn khu trú: Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1, giai đoạn 2 hay giai đoạn đầu có tỉ lệ sống sau 5 năm là 92%
– Giai đoạn lan rộng: Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3 có tỉ lệ sống sau 5 năm là 58%.
– Giai đoạn di căn: Ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối , tế bào ung thư đã xâm lấn các cơ quan quan trọng trong cơ thể, do đó tỉ lệ sống sau 5 năm tương đối thấp, chỉ khoảng 17%.
3.2 Bệnh nhân cần làm gì để kéo dài thời gian sống?
Ung thư cổ tử cung là bệnh lý diễn biến rất chậm, âm thầm, thời gian trung bình là khoảng 10 đến 15 năm kể từ khi nhiễm phải virus HPV. Do đó, ngay khi cơ thể có dấu hiệu bất thường nghi ung thư cổ tử cung thì cần đi thăm khám và điều trị với bác sĩ chuyên khoa ngay để nắm bắt cơ hội điều trị bệnh sớm.
Đặc biệt, người bệnh cần có những lưu ý đặc biệt trong sinh hoạt và cuộc sống như sau:
– Nên chăm sóc cơ thể kĩ hơn, thường xuyên kiểm tra sức khỏe
– Cần chuẩn bị tâm lí và kiến thức vững vàng trước khi sinh con
– Nên tiêm phòng hpv từ sớm
– Không nên quan hệ tình dục bừa bãi, cần thường xuyên kiểm tra các bệnh lý về phụ khoa, tối thiểu là 1 năm/ lần.
Người bệnh không nên có đời sống tình dục phóng khoáng quá mức để tránh những nguy cơ mắc bệnh
Đồng thời, thời gian sống của mỗi bệnh nhân ung thư cổ tử cung là khác nhau. Điều người bệnh cần làm là giữ tinh thần lạc quan tích cực và phối hợp với bác sĩ để có được chế độ chăm sóc cơ thể tốt, được điều trị với phương pháp phù hợp nhất để tình hình bệnh ngày càng phát triển hơn.
Trên đây là những thông tin cần biết về các giai đoạn của ung thư cổ tử cung. Người bệnh cần tuân thủ chỉ định và tư vấn của bác sĩ để điều trị tốt bất kể giai đoạn nào.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.