Rối loạn giấc ngủ kéo dài là sự thay đổi về chất lượng và thời gian ngủ bất thường, làm suy giảm sức khỏe của người bệnh.
1. Tìm hiểu về rối loạn giấc ngủ kéo dài
Rối loạn giấc ngủ kéo dài là sự thay đổi về chất lượng và thời gian ngủ bất thường. Những sự thay đổi có thể làm suy giảm sức khỏe của người bệnh. Rối loạn giấc ngủ được chia làm nhiều dạng khác nhau như: khó ngủ, ngủ không sâu giấc, mất ngủ, ngủ rũ, thức giấc nhiều lần trong đêm, ngưng thở khi ngủ…
Người bị rối loạn giấc ngủ rất dễ đau đầu, có nguy cơ sa sút về tinh thần và dẫn đến trầm cảm. Người bệnh thường thay đổi tâm trạng nhanh chóng, dễ cáu gắt bực bội vô cớ…
Người bị rối loạn giấc ngủ dễ đau đầu, có nguy cơ sa sút về tinh thần và dẫn đến trầm cảm
2. Rối loạn giấc ngủ kéo dài
Rối loạn giấc ngủ kéo dài thường biểu hiện dưới 3 hình thái chủ yếu bao gồm: mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ.
2.1. Chứng mất ngủ
Mất ngủ khiến việc đi vào giấc ngủ và duy trì ổn định giấc ngủ trở nên khó khăn. Lúc này thời gian ngủ ít đi và ngủ chập chờn không sâu giấc. Mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, trong thời gian khoảng một tháng thì được xem là rối loạn giấc ngủ. Mất ngủ kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần.
Chứng mất ngủ đa phần là do tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm hoặc ảnh hưởng từ các bệnh rối loạn tâm thần khác. Ngoài ra, mất ngủ cũng có thể là triệu chứng của một bệnh thực thể khác.
2.2. Chứng ngủ nhiều
Chứng ngủ nhiều có ba loại chính là: hội chứng ngưng thở khi ngủ, ngủ rũ, ngủ nhiều nguyên phát.
– Ngủ rũ: Là bệnh lý thần kinh mạn tính. Người bệnh thường có đặc điểm đi vào giấc ngủ ngay trong khi đang nghỉ ngơi hoặc hoạt động, trừ lúc ăn uống hay vệ sinh.
Người bệnh có thể đi vào giấc ngủ ngay khi đang làm việc
– Chứng ngủ nhiều nguyên phát: Ban đêm bệnh nhân ngủ nhiều, nhưng ban ngày vẫn rất buồn ngủ và hay ngủ gật. Dù vậy, người bệnh vẫn có khả năng chống lại cơn buồn ngủ này. Tình trạng ngủ nhiều thường tồn tại ít nhất một tháng trở lên và ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt hằng ngày của người bệnh.
– Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Người mắc hội chứng này thường có biểu hiện ngừng hô hấp khoảng 20 đến 40 giây trong khi ngủ. Hội chứng ngưng thở làm giảm bão hòa oxy, đồng thời tăng nồng độ carbonic trong máu. Lúc này, người bệnh nhiều lúc tỉnh giấc ngắn trong đêm.
2.3. Rối loạn nhịp thức ngủ
Rối loạn nhịp thức ngủ là mất đồng bộ nhịp thức ngủ của người bệnh và người thường. Quá trình bệnh này gây tỉnh giấc bất thường trong giấc ngủ, kèm theo hành vi tự động, lú lẫn tâm thần và hay quên.
Chính vì vậy, khi giấc ngủ ngắn, không sâu, bệnh nhân sẽ cảm thấy không thỏa mãn. Nguyên nhân gây bệnh thường do yếu tố tâm lý, nhưng cũng có thể là do bệnh thực thể hoặc di truyền.
3. Đối tượng dễ bị rối loạn giấc ngủ kéo dài
Do áp lực lớn từ xã hội công nghiệp, môi trường sống và kinh tế khiến con người dễ bị căng thẳng quá mức dẫn tới rối loạn giấc ngủ. Những bức xúc về xã hội, trong công việc, khủng hoảng tâm lý hay tình cảm, stress mạnh làm gia tăng chứng rối loạn giấc ngủ.
Thống kê cho thấy 80% bệnh nhân đến khám đều bị rối loạn giấc ngủ với các triệu chứng ngáy hoặc ngưng thở khi ngủ. 5% trong số đó ở thời kỳ bệnh quá nặng.
Những người làm việc đòi hỏi sự tập trung cao độ, thường xuyên căng thẳng rất dễ mắc bệnh này. Đặc biệt là các nhà quản lý, kinh doanh, kỹ thuật, người làm việc liên tục trên máy tính, lái xe…
4. Tác hại của rối loạn giấc ngủ kéo dài
Rối loạn giấc ngủ kéo dài khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề về sức khỏe, tinh thần giảm sút và gia tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm.
Theo Học viện Y học giấc ngủ Mỹ, ước tính khoảng 10% người trưởng thành mất ngủ kéo dài; 15 -35% người trưởng thành mất ngủ cấp tính diễn ra vài ngày, vài tuần, thậm chí vài tháng.
Rối loạn giấc ngủ kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi, uể oải và suy giảm sức khỏe… Để điều trị bệnh hiệu quả và ngăn ngừa tác hại của rối loạn giấc ngủ, người bệnh cần chủ động thăm khám sức khỏe ngay khi phát hiện các biểu hiện giấc ngủ bất thường.
5. Phòng ngừa rối loạn giấc ngủ kéo dài
Hiện nay, để nhiều phương pháp chẩn đoán rối loạn giấc ngủ kéo dài. Các bệnh viện thường sử dụng máy đo đa ký giấc ngủ để ghi lại những dấu hiệu bất thường trong giấc ngủ của bệnh nhân qua điện não, điện cơ, điện tim, thông khí hô hấp, chỉ số oxy.
Thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề sức khỏe
Từ đây, bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây ra rối loạn giấc ngủ để điều trị kịp thời các bệnh như: mất ngủ, ngưng thở lúc ngủ, ngáy; hội chứng chân không yên, cử động chi có chu kỳ hoặc bệnh ngủ rũ, mộng du, nghiến răng…
Bên cạnh đó, vệ sinh tâm lý giấc ngủ cũng là phương pháp hữu hiệu mà người bệnh nên áp dụng. Tạo thói quen thức-ngủ đúng giờ, tránh các chất kích thích dây thần kinh trung ương, giảm căng thẳng tâm lý, làm việc và nghỉ ngơi, luyện tập hợp lý
Ngoài ra người bệnh có thể áp dụng một số liệu pháp tâm lý dưới sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Chỉ sử dụng thuốc an thần, thuốc ngủ nếu những phương pháp trên không có hiệu quả. Đồng thời, người bệnh nên thăm khám định kỳ để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.