Rong kinh là tình trạng dễ gặp ở nhiều đối tượng phụ nữ. Vấn đề này không chỉ gây ra nhiều lo lắng, băn khoăn về sức khỏe mà còn khiến chị em lo ngại về khả năng thụ thai, sinh nở. Cụ thể, nhiều người thắc mắc liệu bị rong kinh có rụng trứng không? Rong kinh có ảnh hưởng thế nào đến quá trình thụ thai?
1. Rong kinh và những điều chị em cần hiểu rõ
Rong kinh là hiện tượng kinh nguyệt ra nhiều hơn bình thường, chu kỳ kinh kéo dài, khiến người phụ nữ cảm thấy khó chịu. Lượng máu kinh ở mỗi lần hành kinh có thể nhiều hơn 80ml. Thời gian hành kinh thường sẽ dài hơn 7 ngày, có thể tới 10 ngày. Chu kỳ kinh vì vậy cũng kéo dài hơn, thường quá 35 ngày.
Điều này khiến chị em bị thiếu máu nghiêm trọng, gây ra tình trạng suy nhược cơ thể, mệt mỏi, đề kháng kém. Ngoài ra, rong kinh cũng có thể là biểu hiện của một số bệnh lý tại buồng trứng và tử cung, chị em không nên chủ quan, lơ là.
Tùy vào nguyên nhân mà rong kinh được chia thành rong kinh cơ năng và rong kinh thực thể. Rong kinh cơ năng thường xuất phát từ việc hệ nội tiết không ổn định, hormone nội tiết tố mất cân bằng, làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng và từ đó dẫn đến rong kinh.
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài, lượng máu kinh ra nhiều, thời gian hành kinh quá 7 ngày cho thấy chị em đang gặp tình trạng rong kinh
Rong kinh thực thể lại xuất phát từ yếu tố bệnh lý. Cụ thể, dạng rong kinh này là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như u xơ/nhân xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng,… Vì vậy, chị em nên thăm khám thường xuyên và có kế hoạch điều trị sớm tùy theo mức độ nguy hiểm của vấn đề.
2. Quá trình rụng trứng ở phụ nữ
Rụng trứng được coi là một phần của chu kỳ kinh nguyệt. Trứng được giải phóng, tách rời khỏi buồng trứng khi quá trình rụng trứng diễn ra. Nếu tinh trùng xâm nhập, gặp trứng, quá trình thụ tinh sẽ diễn ra. Nếu không có sự xuất hiện của tinh trùng, trứng sẽ đi theo ông tử cung, rơi xuống niêm mạc tử cung, làm bong tróc niêm mạc, dẫn đến hiện tượng ra máu kinh vào mỗi kỳ kinh nguyệt.
Từ khoảng ngày thứ 12 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, quá trình rụng trứng sẽ diễn ra. Tuy nhiên, thời điểm rụng trứng của mỗi người là khác nhau và không có thời gian cố định, do không phải người phụ nữ nào cũng có chu kỳ kinh nguyệt dài 28 ngày.
Quá trình rụng trứng và ra máu kinh
Trong thời gian diễn ra quá trình rụng trứng, cơ thể sẽ sản sinh ra nội tiết tố FSH, tham gia vào việc kích thích nang trứng, giúp trứng nằm trong buồng trứng trưởng thành. Một lượng lớn nội tiết tố hoàng thể hóa sẽ được giải phóng và kích thích trứng rụng khỏi buồng trứng. Sau khi cơ thể tiết ra nội tiết tố hoàng thể, từ 28 tới 36 giờ, quá trình rụng trứng sẽ xảy ra.
3. Phụ nữ bị rong kinh liệu có diễn ra quá trình rụng trứng không? Có thể thụ thai không?
Từ những thông tin trên, có thể thấy quá trình rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt có mối liên hệ với nhau. Vậy nên, nhiều chị em băn khoăn không rõ rong kinh liệu có rụng trứng không?
3.1. Phụ nữ bị rong kinh có rụng trứng không?
Quá trình rụng trứng diễn ra vào mỗi tháng, thậm chí cả những tháng chu kỳ kinh của chị em không xuất hiện. Vì vậy, khi bị rong kinh, quá trình rụng trứng vẫn diễn ra. Với những trường hợp rong kinh xuất phát từ nguyên nhân rối loạn nội tiết, ngày rụng trứng có thể khó xác định hơn.
Khi quá trình rụng trứng diễn ra, chị em có thể nhận thấy một số thay đổi về dịch tiết âm đạo. Những ngày này, dịch âm đạo sẽ trong hơn, giống như lòng trắng trứng. Ngoài ra, một số chị em có thể gặp các triệu chứng khác như căng tức bầu ngực, ra máu nhẹ, tăng ham muốn,…
Phụ nữ bị rong kinh có rụng trứng không? Khi bị rong kinh, quá trình rụng trứng vẫn diễn ra
Không chỉ ảnh hưởng đến việc canh ngày rụng trứng của chị em, tình trạng rong kinh còn đe dọa khả năng sinh sản, khiến phụ nữ khó thụ thai hơn.
3.2. Phụ nữ bị rong kinh có rụng trứng không? Tác động thế nào tới khả năng thụ thai?
Tình trạng rong kinh kéo dài vẫn được biết đến là một trong số những vấn đề mang lại nhiều phiền toái cho chị em. Tuy nhiên, không chỉ dừng lại ở việc gây thiếu máu, thiếu sắt, suy nhược cơ thể, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, rong kinh còn đe dọa khả năng thụ thai của người phụ nữ:
– Là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý nguy hiểm liên quan đến tử cung và buồng trứng: Ung thư tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, buồng trứng đa nang,… Những bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình rụng trứng, khả năng thụ thai thành công của chị em. Đồng thời, đây cũng là là những bệnh lý có thể gây ảnh hưởng đến thai kỳ ngay cả khi đã thụ thai thành công.
– Biểu hiện của việc kỳ kinh bị rối loạn: Kỳ kinh nguyệt rối loạn cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng, cản trở hành trình của tinh trùng. Ngay cả khi đã thụ tinh thành công, trứng cũng khó có thể làm tổ tại tử cung do lớp niêm mạc bong tróc liên tục.
– Làm thay đổi pH âm đạo, gây viêm nhiễm phụ khoa, khiến tinh trùng không thể tiến vào: Tinh trùng đi qua âm đạo, ống âm đạo để vào tới cổ tử cung rồi gặp trứng. Khi bị rong kinh, máu kinh sẽ làm thay đổi môi trường âm đạo, độ cân bằng của pH, từ đó làm giảm chất lượng tinh trùng. Máu, dịch âm đạo cũng sẽ ngăn chặn quá trình xâm nhập của tinh trùng, từ đó cản trở quá trình thụ thai.
Với những thông tin trên đây, hy vọng chị em đã hiểu hơn về tình trạng rong kinh cũng như trả lời được câu hỏi: “Rong kinh có rụng trứng không?” Rong kinh là vấn đề dễ gặp, nhưng không vì vậy mà chúng ta có thể xem thường. Việc cải thiện tình trạng này có thể đem lại rất nhiều lợi ích cho chị em phụ nữ, không chỉ trong vấn đề sức khỏe thai sản.
Trong mọi trường hợp, chị em cần thực hiện khám, nghe theo chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa. Bạn nên lựa chọn những địa chỉ y tế có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, kinh nghiệm, có hệ thống máy móc hiện đại, giúp chẩn đoán bệnh chính xác. Đây là cơ sở để chị em có thể điều trị hiệu quả tình trạng rong kinh, ngoài ra cũng nắm rõ được chu kỳ rụng trứng của bản thân, được hướng dẫn canh trứng chi tiết.
Thăm khám phụ khoa định kỳ, nắm rõ vấn đề của bản thân để khắc phục sớm, tránh biến chứng khó lường là điều mà tất cả chị em phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản cần lưu tâm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.