Hóa trị là phương pháp điều trị bằng thuốc chống ung thư có thể được tiêm vào tĩnh mạch hoặc đường uống. Các loại thuốc này sẽ đi qua máu đến hầu hết các cơ quan trên cơ thể để làm suy yếu, kiểm soát, tiêu diệt tế bào ung thư. Vậy hóa trị là một phương pháp điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ được sử dụng như thế nào, hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Hóa trị liệu được sử dụng điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ khi nào?
Hóa trị thường là một phần của điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC), bởi SCLC thường đã lan rộng vào thời điểm được chẩn đoán xác định bệnh. Do đó, các phương pháp điều trị khác như phẫu thuật hoặc xạ trị sẽ không tiếp cận được đến tất cả các vùng ung thư.
Ung thư phổi tế bào nhỏ chỉ diễn biến qua 2 giai đoạn là giai đoạn giới hạn hoặc giai đoạn khu trú và giai đoạn lan tràn, chính vì vậy việc sử dụng hóa chất ở 2 giai đoạn này cũng sẽ khác nhau.
– Đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn khu trú: Phương pháp điều trị ung thư phổi bằng hóa trị thường được thực hiện cùng xạ trị hay còn gọi là hóa xạ trị kết hợp.
– Đối với bệnh nhân mắc ung thư phổi tế bào nhỏ giai đoạn lan tràn: Hóa trị hoặc hóa trị cùng liệu pháp miễn dịch thường là phương pháp điều trị chính. Đôi khi người bệnh có thể được chỉ định thực hiện xạ trị.
Hóa trị là một trong những phương pháp ứng dụng trong điều trị ung thư phổi nhằm mục đích kiểm soát, tiêu diệt, ngăn chặn sự phát triển của ung thư
2. Hóa trị liệu được sử dụng điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ thế nào?
Thuốc hóa trị ung thư phổi thường được đưa vào qua đường tĩnh mạch dưới dạng tiêm trong vài phút hoặc truyền trong thời gian dài.
Hóa trị sẽ được chỉ định thực hiện theo chu kỳ, sau mỗi đợt điều trị, bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ sẽ có một khoảng thời gian nghỉ ngơi để có thể phục hồi sau tác dụng phụ của thuốc lên toàn bộ cơ thể. Chu kỳ hóa chất của mỗi người bệnh thường kéo dài 3 hoặc 4 tuần, và gồm 4 đến 6 chu kỳ. Ngoài ra, lịch trình điều trị sẽ khác nhau tùy thuộc vào các loại thuốc được chỉ định sử dụng.
Đối với giai đoạn tiến triển triển của ung thư phổi, sự kết hợp hóa trị ban đầu thường được thực hiện trong 4 đến 6 chu kỳ, đôi khi kết hợp với thuốc trị liệu miễn dịch. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể đề nghị mở rộng điều trị bằng một loại thuốc trị liệu miễn dịch duy nhất cho những người có phản ứng tốt với hóa trị liệu ban đầu hoặc bệnh ung thư của họ không trở nên tồi tệ hơn.
Nếu ung thư tiếp tục tiến triển trong quá trình điều trị hoặc tái phát sau khi điều trị kết thúc, các loại thuốc hóa trị khác có thể được thử. Việc lựa chọn thuốc phụ thuộc vào mức độ tiến triển tại thời điểm ung thư bắt đầu phát triển trở lại. Ung thư quay trở lại càng lâu thì càng có nhiều khả năng đáp ứng với điều trị tiếp theo.
Một số lưu ý nếu ung thư phổi tế bào nhỏ quay trở lại sớm hơn 6 tháng sau điều trị, sẽ có khả năng phản ứng lại với cùng loại hóa chất đã sử dụng lần đầu tiên.
Nếu ung thư quay trở lại sớm hơn hoặc tiếp tục phát triển trong quá trình điều trị, thì việc điều trị thêm bằng các loại thuốc tương tự sẽ không hữu ích. Nếu tiếp tục hóa trị, hầu hết bệnh nhân được chỉ định điều trị bằng một loại thuốc khác để giúp hạn chế tác dụng phụ.
3. Tác dụng phụ có thể xảy ra của hóa trị với SCLC
3.1 Một số tác dụng phụ của phương pháp hóa trị điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ
Hóa trị có thể gây tác dụng phụ ở người bệnh điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ. Tác dụng phụ cũng sẽ xảy ra khác nhau phụ thuộc vào loại hóa chất, liều lượng và thời gian sử dụng thuốc.
Người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ xảy ra phổ biến là: Rụng tóc, lở miệng, chán ăn, thay đổi cân nặng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón…
Hóa chất sử dụng trong điều trị ung thư phổi dạng SCLC có thể ảnh hưởng đến các tế bào tạo máu của tủy xương, dẫn đến các tình trạng:
– Gia tăng khả năng nhiễm trùng do số lượng bạch cầu thấp.
– Dễ bầm tím, chảy máu do số lượng tiểu cầu trong máu thấp.
– Mệt mỏi, yếu sức, chóng mặt, hoa mắt do số lượng hồng cầu thấp.
Giảm bạch cầu là tình trạng giảm số lượng tế bào chống lại bệnh tật trong máu. Vì vậy, trong quá trình điều trị bằng hóa chất bệnh nhân nên tuân thủ những hướng dẫn điều trị của bác sĩ để giảm các tác dụng gây ra
3.2 Cách giảm tác dụng phụ do phương pháp điều trị ung thư phổi SCLC bằng hóa chất
Những tác dụng phụ do sử dụng hóa chất thường biến mất sau quá trình điều trị ung thư phổi tế bào nhỏ. Bên cạnh đó cũng có những cách để giảm bớt các tác dụng phụ gây ra trong quá trình điều trị, giúp cho sức khỏe và cuộc sống sinh hoạt của người bệnh ổn định hơn.
Người bệnh có thể được sử dụng thuốc để ngăn ngừa hoặc giảm buồn nôn, nôn; ngăn ngừa hoặc điều trị số lượng tế bào máu thấp, đặc biệt là số lượng bạch cầu thấp.
Ngoài ra, sử dụng một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung đủ nước, chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, chế biến thức ăn thành dạng dễ nuốt, bớt mùi… sẽ giúp người bệnh nạp đủ dinh dưỡng và calo cho cơ thể, tránh được tình trạng suy nhược, yếu sức…
Thu Cúc TCI là địa chỉ điều trị ung thư phổi theo phác đồ chuẩn Singapore, với Chuyên gia ung bướu giỏi, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực điều trị ung thư phổi, mang đến kết quả tích cực cho nhiều bệnh nhân trên thế giới
Khi gặp các tác dụng phụ do hóa trị gây ra, hãy ghi lại chi tiết và thông báo với bác sĩ điều trị của bạn để bác sĩ có thể nắm bắt được kịp thời và đưa ra giải pháp cải thiện sớm. Trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần phải giảm liều lượng của hóa chất hoặc có thể cần trì hoãn hoặc ngừng điều trị để ngăn ngừa các tác dụng phụ trở nên tệ hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.