Rối loạn kinh nguyệt là vấn đề mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng từng gặp phải. Không chỉ các bạn gái khi bước vào tuổi dậy thì, phụ nữ sau sinh mà cả những phụ nữ tiền mãn kinh phải đối mặt với những thay đổi về chu kỳ kinh, thời gian hành kinh, lượng máu kinh,… Vậy, khi bị rối loạn kinh nguyệt tuổi 40, chị em lo ngại đó có phải là dấu hiệu mãn kinh sớm hay không?
1. Do đâu chị em bị rối loạn kinh nguyệt từ tuổi 40?
Từ tuổi 40, chị em phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh là giai đoạn cơ thể, hệ nội tiết có nhiều thay đổi trước khi bước vào giai đoạn mãn kinh hoàn toàn. Tiền mãn kinh có thể kéo dài từ 4 tới 5 năm trước khi chu kỳ kinh nguyệt chấm dứt, hay còn gọi là giai đoạn mãn kinh.
Từ tuổi 40, chị em phụ nữ bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh với những thay đổi, trong đó có rối loạn kinh nguyệt
Giai đoạn tiền mãn kinh cũng là giai đoạn mà chị em gặp nhiều triệu chứng đặc trưng, gây ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và cuộc sống thường nhật. Trong đó, rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng điển hình nhất, là biểu hiện dễ nhận thấy nhất cho thấy chị em đang bắt đầu bước vào giai đoạn này.
Trước đây, người phụ nữ bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh muộn hơn một chút, khoảng từ năm 45 đến 50 tuổi. Tuy nhiên, hiện tại, do ảnh hưởng từ thói quen sinh hoạt, thói quen sử dụng thuốc, thói quen ăn uống, nghỉ ngơi mà giai đoạn tiền mãn kinh thường tới sớm hơn, từ đó giai đoạn mãn kinh cũng nhanh chóng tiến tới.
Giai đoạn tiền mãn kinh, cơ thể chị em chịu sự ảnh hưởng của bộ ba não bộ – buồng trứng – tuyến yên. Nội tiết tố Estrogen và Progesterone từ đó suy giảm trầm trọng
1.1. Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 do rối loạn nội tiết
Hệ nội tiết thay đổi khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, khiến nồng độ hormone estrogen suy giảm dần dần. Từ đó, chu kỳ rụng trứng cũng bị rối loạn và dần ít đi, không còn diễn ra một cách bình thường. Chu kỳ kinh cũng trở nên bất ổn và thưa dần, thời gian hành kinh, lượng máu kinh và các triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt dần không ổn định như trước.
1.2. Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 do một số bệnh lý
Tiền mãn kinh, rối loạn hormone, hoạt động hệ nội tiết không phải vấn đề duy nhất gây rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở độ tuổi này còn có thể là biểu hiện của một số bệnh phụ khoa như polyp tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, viêm phần phụ, suy buồng trứng, bệnh tuyến giáp,…
Rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 có thể là biểu hiện của một vài bệnh lý phụ khoa
Những bệnh lý này ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của buồng tử cung, buồng trứng, gây chèn ép, chảy máu, nhiễm trùng bên trong, từ đó dẫn đến các vấn đề rối loạn kinh nguyệt như đau bụng kinh dữ đội, mất máu nhiều,… thậm chí vô kinh.
1.3. Do stress, căng thẳng kéo dài
Rối loạn kinh nguyệt thường xuyên có thể do người phụ nữ thường xuyên bị căng thẳng đầu óc, mệt mỏi kéo dài. Lúc này, vùng đồi bị kích thích, buồng trứng thường xuyên tiết ra hormone kích thích quá trình rụng trứng. Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn và điển hình nhất là phụ nữ thường xuyên bị rong kinh.
1.4. Rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 do sử dụng thuốc không đúng cách, từng nạo phá thai nhiều lần
Một nguyên nhân khác khiến chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt sớm ngay từ tuổi 40 đó là thói quen lạm dụng các loại thuốc, đặc biệt là những loại thuốc có tác động tới quá trình sản sinh, điều tiết nội tiết tố. Đồng thời, việc nạo phá thai nhiều lần ở những độ tuổi trước đó cũng làm ảnh hưởng tới phần nội mạc tử cung sau này, gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt sớm, mãn kinh sớm.
2. Những dấu hiệu cho thấy tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40
Rối loạn kinh nguyệt có thể biểu hiện rõ với rất nhiều dấu hiệu đặc trưng. Chị em ở độ tuổi trung niên gặp phải những biểu hiện sau, hoàn toàn là những dấu hiệu nhận biết rõ tình trạng rối loạn kinh nguyệt:
– Kinh nguyệt không đều, chu kỳ không ổn định, lúc dài (kinh thưa) hoặc lúc ngắn (kinh mau).
– Kinh nguyệt ra nhiều, dẫn đến rong kinh dài ngày hoặc cường kinh.
– Màu sắc kinh nguyệt bất thường, máu kinh có thể ra vón cục.
– Thời gian hành kinh, chị em có thể bị đau bụng kinh, đau vùng chậu, lưng dữ dội.
Ngoài ra, những triệu chứng của giai đoạn tiền mãn kinh cũng khiến chị em cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn. Một số triệu chứng cho thấy bạn đã bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh có thể kể đến như: Bốc hỏa, khó ngủ, đau nhức xương khớp, đau nhức đầu, thường xuyên chóng mặt, suy giảm trí nhớ, âm đạo khô rát,…
3. Cần khắc phục, cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở tuổi 40 như thế nào?
Không một người phụ nữ nào có thể tránh khỏi những thay đổi của cơ thể khi bắt đầu bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Bởi vậy, việc cần làm là tập thích nghi và có biện pháp khắc phục để giảm thiểu những tác động tiêu cực, ảnh hưởng tới sinh hoạt, cuộc sống.
– Cải thiện sức khỏe tốt hơn với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi khoa học, lành mạnh. Về chế độ ăn uống, chị em nên bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất isoflavon, amino acid, omega-3, các loại rau xanh để duy trì sự cân bằng của các hormone trong cơ thể. Ngoài ra, việc uống nhiều nước hàng ngày cũng giúp cải thiện máu lưu thông, điều hòa kinh nguyệt tốt hơn.
– Tập luyện nhẹ nhàng, tăng cường thể chất.
– Cân bằng tâm lý, nâng cao đời sống tinh thần, sống thoải mái, lành mạnh và hạn chế những điều khiến bản thân mệt mỏi.
Ngoài ra, việc thăm khám, kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ cũng rất quan trọng bởi như chúng ta đã biết, rối loạn kinh nguyệt tuổi 40 còn có thể xuất phát từ một vài bệnh lý. Lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao sẽ giúp chị em bảo vệ sức khỏe tốt hơn, nhất là ở giai đoạn bước vào tuổi tiền mãn kinh.
Khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp chị em nắm bắt rõ các vấn đề, sự thay đổi sinh lý, nội tiết của bản thân, có hướng cải thiện, khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, người bệnh được cung cấp dịch vụ khám, sàng lọc bệnh lý phụ khoa theo nhu cầu. Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, các phòng khám xuất hiện tại những tuyến đường lớn, thuận tiện di chuyển, quy trình khám nhanh gọn, đội ngũ bác sĩ chuyên khoa có nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn cao chắc chắn sẽ giúp chị em giải đáp được những khúc mắc của bản thân, bảo vệ sức khỏe phụ khoa thật tốt để sẵn sàng bước tới một giai đoạn chuyển đổi mới.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.