Bệnh ung thư phổi là bệnh lý ác tính nguy hiểm hàng đầu, khiến cho hơn 2 triệu người mắc mới và hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm. Căn bệnh này được ghi nhận lên tới 2 triệu người mắc phải trên thế giới và hơn 1 triệu người tử vong mỗi năm. Vậy làm thế nào để phát hiện sớm bệnh và điều trị hiệu quả ngay từ ban đầu? Cùng tìm hiểu thông tin thông qua những chia sẻ dưới đây.
1. Khái niệm ung thư phổi là bệnh lý gì?
Ung thư phổi là một trong số những bệnh lý ung thư phổ biến và nguy hiểm hàng đầu tại Việt Nam. Căn bệnh này hình thành khi xuất hiện tế bào ác tính hay khối u từ phổi trong đường hô hấp. Bệnh phát triển khi khối u xâm lấn các cơ quan khác, phát triển và chèn ép các cơ quan dẫn tới sức khỏe suy giảm.
Bệnh ung thư phổi được chia thành hai dạng chính dựa trên sự xuất hiện của các tế bào ung thư dưới kính hiển vi: ung thư phổi không tế bào nhỏ và ung thư phổi tế bào nhỏ, trong đó phổ biến hơn là ung thư phổi không tế bào nhỏ.
Ung thư phổi không tế bào nhỏ
2. Các giai đoạn ung thư phổi
2.1 Giai đoạn bệnh ung thư phổi không tế bào nhỏ
Giai đoạn của bệnh ung thư phổi cũng được phân chia theo hai loại kể trên, cụ thể:
Ung thư phổi không tế bào nhỏ chia thành 4 giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1: Tế bào ung thư hình thành tại phổi nhưng chưa lan ra ngoài
Giai đoạn 2: Tế bào ung thư hình thành tại phổi và hạch bạch huyết
Giai đoạn 3: Tế bào ung thư hình thành trong phổi và hạch bạch huyết ở ngực
– Giai đoạn 3A: Tế bào ung thư xuất hiện ở các hạch bạch huyết nhưng chỉ ở một bên ngực
– Giai đoạn 3B: Tế bào ung thư lan sang các hạch bạch huyết ở ngực đối diện hoặc các hạch bạch huyết trên xương đòn
Giai đoạn 4: Ung thư lan đến cả hai phổi và các vị trí xa phổi.
2.1 Giai đoạn bệnh ung thư phổi tế bào nhỏ
Ung thư phổi tế bào nhỏ có 2 giai đoạn gồm:
– Giai đoạn hạn chế: Ung thư xuất hiện trong một bên phổi hoặc hạch bạch huyết lân cận ở một bên ngực
– Giai đoạn mở rộng: Khối u có thể lan đến: một lá phổi, phổi đối diện, hạch bạch huyết đối diện, dịch trong phổi, tủy xương, cơ quan xa…
3. Các dấu hiệu của ung thư phổi cần biết
Về cơ bản, những triệu chứng của 2 loại khối u phổi ác tính này là giống nhau với những biểu hiện như:
– Ho ra máu hoặc ho có đờm
– Đau ngực, đặc biệt khi ho, cười to, thở sâu…
– Khàn tiếng hoặc hụt hơi
– Hơi thở khò khè, thở dốc
Người bệnh ung thư phổi có thể cảm thấy hơi thở thường khò khè, đôi khi bị khó thở
– Cơ thể suy nhược, mệt mỏi không rõ nguyên do
– Chán ăn dẫn tới sụt cân.
Những biểu hiện ban đầu của bệnh thường không rõ ràng và có thể bị nhầm lẫn với những bệnh lý khác như: viêm phổi, viêm phế quản… nhưng một khi khối u lan rộng thì những triệu chứng bệnh sẽ cụ thể hơn, đặc biệt sẽ chịu ảnh hưởng bởi vị trí mà khối u đi đến:
– Hạch bạch huyết: người bệnh có thể nổi u ở cổ hoặc ở xương đòn…
– Xương: người bệnh nhức đau xương khớp đặc biệt ở xương sườn hoặc ở hông…
– Não hoặc cột sống: người bệnh có thể bị nhức đầu, chóng mặt, tê bì tay chân…
– Thực quản: người bệnh chán ăn, khó nuốt…
– Gan: mắt và da vàng bất thường…
Bên cạnh đó, người bệnh có thể xuất hiện hội chứng paraneoplastic với những biểu hiện như: yếu cơ, nôn, cơ thể bị giữ nước, cao huyết áp, đường huyết cao, co giật, hôn mê, lú lẫn…
4. Các nguyên nhân dẫn tới bệnh ung thư phổi
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư phổi và hiện nay chưa có nghiên cứu nào chứng minh ung thư phổi bắt nguồn chính xác từ đâu, tuy nhiên có những yếu tố nguy cơ gây bệnh như:
– Khói thuốc lá
– Tiếp xúc với Radon(một loại phóng xạ trong tự nhiên)
– Hấp thụ khí độc hại, môi trường bụi bẩn trong thời gian dài
– Biến đổi trong hệ thống gen di truyền
– Thực hiện qua quá trình xạ trị
5. Biến chứng nguy hiểm khôn lường từ bệnh ung thư phổi
Bệnh ung thư phổi vốn được biết đến là một bệnh lý nguy hiểm, tuy nhiên tế bào ung thư này có thể dẫn tới những biến chứng thế nào?
Người bệnh có thể gặp phải những tình trạng nghiêm trọng như:
– Khó thở: Do khối u ung thư khiến người bệnh tắc nghẽn đường thở hoặc khiến tích tụ dịch ở phổi khiến người bệnh hít thở khó khăn hơn.
– Ho ra máu: Bệnh có thể chảy máu trong hô hấp khiến người bệnh ho ra máu.
– Tràn dịch màng phổi: Khi ung thư khiến dịch tụ quá nhiều trong phổi có thể khiến chúng tràn ra khỏi khoang phổi khiến bệnh nhân khó thở.
– Di căn: Khối u có thể xâm lấn đến những bộ phận này trên cơ thể và khiến chúng bị tổn thương. Một khi khối u đã xâm lấn đến ngoài phổi thì tỉ lệ chữa khỏi sẽ thấp hơn.
Hiện nay, có thể chẩn đoán ung thư phổi thông qua những cách sau: Chẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm đờm, nội soi phế quản, nội soi trung thất, sinh thiết kim phổi…
Đồng thời sau khi phân tích nếu xuất hiện kết quả dương tính với ung thư thì người bệnh sẽ được chỉ định những chỉ định khác để xác định xem ung thư đã lan rộng đến đâu(chụp CT, siêu âm ổ bụng…).
Để được điều trị hiệu quả ung thư phổi thì người bệnh cần thăm khám với chuyên gia
6. Điều trị và phòng ngừa sớm căn bệnh này
Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ, người bệnh sẽ được điều trị theo từng giai đoạn bệnh:
– Giai đoạn 1: Phẫu thuật để loại bỏ một phần của phổi sau đó hóa trị để tránh tái phát.
– Giai đoạn 2: Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ phổi, hóa trị để tránh tái phát
– Giai đoạn 3: Kết hợp hóa trị, xạ trị và phẫu thuật
– Giai đoạn 4: Giai đoạn này khó thể xử lí triệt để khối u nên các biện pháp điều trị(hóa trị, xạ trị, miễn dịch) chỉ có thể kiểm soát khối u hoặc cải thiện triệu chứng bệnh.
Đối với ung thư phổi tế bào nhỏ thì phương pháp phổ biến nhất là hóa trị hoặc xạ trị bởi trong đa số trường hợp thì khối u thường khó phẫu thuật.
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về bệnh ung thư phổi, người bệnh nên sớm phòng ngừa nguy cơ bệnh nếu thuộc nhóm nguy cơ cao và thăm khám kịp thời nếu thấy dấu hiệu lạ.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và
tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.