Bệnh lý u nang buồng trứng thường được chỉ định là bệnh lý lành tính. Tuy nhiên, nếu khối u phát triển trong thời gian dài, hệ quả ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí là ung thư hóa hoàn toàn có thể xảy ra. Vì vậy, việc phát hiện sớm sự tồn tại của khối u là rất quan trọng. Một trong số những biểu hiện dễ nhận biết là việc u nang buồng trứng gây tăng cân.
1. Một số thông tin về khối u nang buồng trứng
U nang buồng trứng thường xuất hiện ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Những khối u này có thể chứa dịch hoặc nhân rắn như bã đậu, phát triển bên trong hoặc thậm chí là trên buồng trứng. Sự hình thành của một số mô mới bất thường hay quá trình tích tụ của dịch tại buồng trứng tạo nên một nang.
Những khối u nang buồng trứng có thể phát triển ở phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản
Một số thay đổi về hormone nội tiết liên quan trực tiếp đến chức năng, hoạt động của buồng trứng. Với những thay đổi này, u nang buồng trứng mọc lên và khiến cho chị em phải đối diện với nhiều triệu chứng khó chịu:
– Đau và cảm thấy tức thắt lưng, đùi hoặc vùng chậu: Những cơn đau kéo dài hết phần thắt lưng hoặc lan xuống đùi, đau tức tại vùng chậu cho thấy chị em đang bị một khối u nang lớn. Khối u này phát triển, có khả năng đã chèn ép lên các sợi, bó cơ, dây thần kinh, từ đó khiến cho người bệnh cảm thấy đau tại một vài khu vực lân cận.
– Căng chướng, tức bụng dưới, buồn nôn và đầy hơi: Đây cũng là một trong những triệu chứng cho thấy khối u nang tại buồng trứng của chị em có kích thước khá lớn. Chị em có thể bị căng tức bụng, chướng bụng, thậm chí sờ và cảm nhận thấy khối u. Đặc biệt, một số trường hợp còn liên tục bị đầy hơi, buồn nôn. Biểu hiện này có thể cảnh báo u nang buồng trứng diễn biến phức tạp, các tế bào khối u có nguy cơ phát triển thành ung thư. Tuy nhiên, đây lại là dấu hiệu dễ bị nhầm với các bệnh lý về đường tiêu hóa, khiến người bệnh sinh tâm lý chủ quan.
– Đi tiểu nhiều: U nang buồng trứng phát triển sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động của nhiều bộ phận, cơ quan khác, bao gồm bàng quang, đường tiết niệu. Cụ thể, khi khối u chèn ép lên bàng quang khiến áp lực lên cơ quan này tăng lên, người bệnh sẽ thường xuyên đi tiểu hơn. Tiểu nhiều, bệnh nhân thậm chí còn cảm thấy buốt do những nguy cơ về bệnh đường tiết niệu như nhiễm trùng, viêm.
U nang buồng trứng nếu phát triển sẽ dẫn tới một số triệu chứng ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt, cuộc sống
– Đau khi giao hợp với bạn tình: Cảm giác đau một bên trong quá trình giao hợp thường là biểu hiện cho thấy một khối u nang buồng trứng đang tồn tại. Nhiều trường hợp u nang phát triển lớn, chèn ép lên cổ tử cung, từ đó khiến người phụ nữ đau đớn, khó chịu khi làm “chuyện ấy”. Do đó, nhiều người thậm chí rơi vào thế bị động hay ngại phải quan hệ.
– Rối loạn kinh nguyệt: Chu kỳ kinh không ổn định ít nhiều liên quan tới hoạt động của buồng trứng. U nang buồng trứng phát triển hoàn toàn có thể dẫn tới việc làm ảnh hưởng hoạt động buồng trứng, dẫn tới biểu hiện rối loạn chu kỳ kinh hàng tháng.
– Tăng cân đột ngột: Triệu chứng này là một trong những yếu tố giúp chị em có thể dựa vào để nghi ngờ về tình trạng u nang buồng trứng của bản thân.
2. Tại sao u nang buồng trứng có thể dẫn tới tăng cân? Có đáng lo ngại không?
Trong quá trình phát triển, u nang buồng trứng gây ảnh hưởng tới buồng trứng và các cơ quan lân cận, tác động tới sức khỏe nói chung. Vì vậy, việc bị u nang và tăng cân sau đó là hoàn toàn có cơ sở.
2.1. Tại sao u nang buồng trứng gây tăng cân?
U nang buồng trứng ảnh hưởng trực tiếp tới chức năng và hoạt động của buồng trứng. Từ đó, cơ thể người phụ nữ không thể hấp thu insulin một cách trọn vẹn, sinh ra tình trạng kháng insulin. Lúc này, lượng insulin tích tụ trong máu cũng tăng cao hơn mức bình thường, không thể chuyển hóa glucose thành năng lượng hỗ trợ các hoạt động của cơ thể. Vì vậy, glucose cũng tích tụ lại và khiến chị em bị tăng cân.
Ngoài ra, kháng insulin cũng khiến cho nội tiết tố nam androgen dần tăng lên. Dưới tác động của nội tiết tố này, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, bao gồm cả tình trạng thừa cân, cân nặng lên nhanh chóng. Đặc biệt, vùng được cho là phát triển và to hơn chính là vùng bụng.
Dưới tác động của u nang buồng trứng, cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi, bao gồm cả tình trạng thừa cân
U nang buồng trứng phát triển to, nhất là những khối u dịch đặc cũng góp phần làm thay đổi cân nặng của chị em. Từ đó, tình trạng tăng cân khi bị u nang buồng trứng cũng trở nên dễ hiểu hơn.
2.2. U nang buồng trứng gây tăng cân có đáng lo ngại không?
Như đã chia sẻ, u nang buồng trứng khiến người bệnh tăng cân có thể do tình trạng kháng insulin, khiến đường trong máu cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, những khối u này cùng tình trạng cân nặng của người bệnh có thể dẫn tới:
– Nguy cơ đái tháo đường, tiểu đường tăng cao.
– Khó kiểm soát nồng độ cholesterol.
– Huyết áp thường xuyên vượt ngưỡng ổn định.
– Cao huyết áp.
– Khó chịu, cản trở hô hấp khi ngủ.
– Niêm mạc tử cung khô rát.
– Ung thư nội mạc tử cung.
U nang buồng trứng gây tăng cân còn có thể cảnh báo một số biến chứng nguy hiểm
Ngoài ra, việc tăng cân nhanh còn khiến chị em phụ nữ tự ti về vóc dáng của mình.
3. Khi nào có thể mổ u nang buồng trứng?
Kích thước u nang buồng trứng to, vượt tầm kiểm soát, dễ dẫn tới tăng cân đột ngột. Vì vậy, để cải thiện tình hình, chị em nên lựa chọn phương pháp mổ xử lý u, tránh để bệnh phát triển thêm.
Dưới đây là những trường hợp u nang buồng trứng to dần và nên mổ xử lý:
– Kích thước khối u dài quá 5cm, có vách phần trong, vỏ khá dày.
– Khi u đã lớn quá 5cm và vẫn chưa có dấu hiệu dừng hoặc teo nhỏ lại.
Tăng cân, kích thước u to, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống,… là những dấu hiệu cho thấy chị em có thể cần mổ u
Ngoài ra, một số vấn đề sau cũng được cân nhắc khi người bệnh quyết định điều trị, mổ u nang buồng trứng.
– Nghi ngờ yếu tố ung thư của khối u nang buồng trứng. Với những trường hợp này, người bệnh có thể tiến hành mổ ngay mà không cần đắn đo về việc u có kích thước như thế nào, có chèn ép lên các bộ phận khác không.
– Xác định u nang buồng trứng phát triển là do lạc nội mạc tử cung, bản chất là khối u nang thực thể.
– U nang buồng trứng phát triển kèm theo các triệu chứng như đau tức bụng dưới, khó chịu tại vùng chậu, đau tức thắt lưng, tiểu nhiều, tiểu khó,… Những triệu chứng này có thể đang cảnh bảo một số biến chứng u nang buồng trứng như xoắn u, vỡ, hoại tử,…
– Những trường hợp trong độ tuổi mãn kinh, tiền mãn kinh, không có ý định sinh nở trong tương lai.
4. Làm sao để phòng tránh hiệu quả u nang buồng trứng?
U nang buồng trứng hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách xây dựng một lối sống lành mạnh, chế độ ăn ngủ khoa học. Cụ thể
– Ăn nhiều rau củ quả, rau xanh, trái cây vì chúng có khả năng bổ sung vitamin A, C, cellulose, hidrocacbon,… hỗ trợ hoạt động của các tế bào, tránh tạo thành u.
– Hạn chế thực phẩm chứa nhiều protein và chất béo. Việc nạp vào quá nhiều năng lượng và chất béo, đặc biệt là chất béo không no không có lợi cho hoạt động của hệ nội tiết cũng như buồng trứng.
– Uống đủ nước, tối thiểu là 2 lít mỗi ngày để kích thích hệ tuần hoàn của cơ thể, giúp cho quá trình trao đổi chất diễn ra linh hoạt hơn, hạn chế nguy cơ hình thành của u.
– Có chế độ sinh hoạt khoa học, nghỉ ngơi hợp lý để tránh ảnh hưởng tới đồng hồ sinh học, chức năng, hoạt động của buồng trứng, các cơ quan.
– Thường xuyên tập luyện để nâng cao miễn dịch, đề kháng, hạn chế quá việc đảo lộn hoạt động, nồng độ của các hormone nội tiết. Đồng thời, đây cũng là cách để chị em có thể kiểm soát cân nặng, tránh việc tăng cân không kiểm soát trở thành tiền đề làm xuất hiện khối u.
Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp chị em có thể hiểu rõ hơn về tình trạng u nang buồng trứng gây tăng cân. Đồng thời qua đây, chị em cũng sẽ biết cách làm sao để phòng tránh tình trạng này, hạn chế u nang buồng trứng.
Ngoài ra, khi phát hiện u nang buồng trứng, gặp phải tình trạng tăng cân mất kiểm soát, chị em cũng nên chủ động tới các cơ sở y tế chuyên khoa để tiến hành khám và nhận chỉ định từ bác sĩ. Không nên chủ quan vì u nang buồng trứng cũng có thể phát triển nhanh chóng và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt với những phụ nữ đang có nhu cầu sinh nở trong tương lai.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.