Tiên lượng sống của bệnh ung thư thực quản phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như tuổi tác bệnh nhân, mức độ đáp ứng điều trị bệnh, loại ung thư thực quản và giai đoạn tiến triển của chúng.
1. Bệnh ung thư thực quản
Ung thư thực quản xảy ra do sự phát triển và nhân lên không kiểm soát của các tế bào tại thực quản – ống cơ dài khoảng 25 – 30 cm nối họng với dạ dày. Bệnh xảy ra ở đối tượng nam giới nhiều hơn nữ giới và thường gặp ở những người trên 55 tuổi, mắc Barrett thực quản, béo phì, nghiện thuốc lá…
2. Tiên lượng sống của bệnh ung thư thực quản
2.1 Ung thư thực quản giai đoạn 0
Khi khối u mới hình thành tại lớp lót của thực quản với kích thước nhỏ, chưa xâm lấn tới các hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận hay ở xa tỷ lệ sống cho bệnh nhân khoảng 70%.
2.2 Tiên lượng sống bệnh ung thư thực quản giai đoạn 1
Khi khối u phát triển với kích thước lớn và lan rộng hơn tới các lớp thực quản nhưng chưa lan tới hạch bạch huyết và cơ quan xa, tỷ lệ sống cho bệnh nhân khoảng 60%.
2.3 Ung thư thực quản giai đoạn 2
khi các tế bào ung thư đã lan rộng ra thành thực quản và lớp bên dưới màng phổi và có thể đã lan đến 1- 2 hạch bạch huyết cạnh thực quản nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết ở xa và các cơ quan khác, bệnh nhân ung thư thực quản có khoảng 30% cơ hội sống.
2.4 Tiên lượng sống bệnh ung thư thực quản giai đoạn 3
tế bào ung thư có kích thước bất kì và lan tới bất kì vị trí nào trong thực quản. Ung thư đã phát triển ra ngoài thành thực quản và có thể lan tới 3 – 7 hạch bạch huyết cạnh thực quản. Khối u chưa di căn đến các cơ quan và vị trí xa. Tỷ lệ sống cho bệnh nhân ở giai đoạn này là khoảng 15%.
2.5 Ung thư thực quản giai đoạn 4
Khi tế bào ung thư thực quản đã lan rộng đến các hạch bạch huyết, các cơ quan lân cận và ở xa, cơ hội sống cho bệnh nhân tương đối thấp, chỉ khoảng 10%.
So với các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp, ung thư thực quản có tiên lượng sống khá. Vì vậy, phát hiện bệnh sớm và tiến hành điều trị kịp thời là cách hiệu quả nhất để nâng cao tỷ lệ sống cho bệnh nhân. Một sô phương pháp phát hiện sớm ung thư thực quản là nội soi thực quản kết hợp sinh thiết, X quang ngực, xét nghiệm chỉ điểm khối u liên quan đến đường tiêu hóa như định lượng CEA…
3. Phương pháp điều trị bệnh ung thư thực quản
Một số phương pháp điều trị ung thư thực quản được áp dụng hiện nay là phẫu thuật, xạ trị, hóa trị và điều trị nhắm mục tiêu.
– Phẫu thuật là phương pháp sử dụng phổ biến trong điều trị ung thư thực quản. Người bệnh có thể được chỉ định cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ thực quản, tổ chức hạch bạch huyết lân cận. Phần còn lại sẽ được nối với dạ dày giúp bệnh nhân vẫn tiếp tục nuốt và tiêu hóa thức ăn bình thường.
– Xạ trị là biện pháp có thể được sử dụng một mình hoặc kết hợp với hóa trị như là một lựa chọn khỏi đầu thay cho phẫu thuật, đặc biệt khi khối u kích thước lớn và ở vị trí khó thực hiện phẫu thuật. Xạ trị có thể giúp bệnh nhân mắc ung thư thực quản giảm đau và nuốt dễ dàng hơn.
– Hóa trị chủ yếu được áp dụng đối với các giai đoạn ung thư thực quản giai đoạn tiến triển xa hoặc di căn xa. Hóa trị có thể kết hợp với xạ trị như là một phương pháp điều trị khởi đầu thay cho phẫu thuật nhằm mục đích giảm kích thước khối u trước phẫu thuật.
– Liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng đơn lẻ hoặc kết hợp với hóa trị trong điều trị ung thư thực quản giai đoạn tiến triển, ung thư di căn sang các cơ quan xa trên cơ thể.
– Liệu pháp nhắm trúng đích có thể được kết hợp với hóa trị để giúp nâng cao hiệu quả điều trị và giảm bớt tác dụng phụ trong điều trị ung thư thực quản.
Phương pháp điều trị hoặc phác đồ điều trị phù hợp cho mỗi người bệnh được đánh giá và xây dựng dựa trên nhiều tiêu trí. Bên cạnh việc tuân theo phác đồ điều trị, bệnh nhân cũng cần quan tâm lưu ý về những tác dụng phụ của phương pháp điều trị và thông báo chi tiết cho bác sĩ để được kiểm soát và thay đổi liều lượng hoặc loại thuốc hoặc sử dụng bổ sung các loại thuốc giảm tác dụng phụ nếu cần thiết.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.