Chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư đại tràng của người bệnh là cực kì quan trọng bởi chế độ này có tác dụng rất lớn trong ảnh hưởng đến quá trình điều trị. Vậy chế độ ăn này nên xây dựng thế nào và những lưu ý quan trọng nào trong quá trình ăn uống của người bệnh, cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.
1. Những thông tin cần biết về bệnh ung thư đại tràng
Bệnh ung thư đại tràng là bệnh lý nguy hiểm bởi đây là một trong số các bệnh lý phổ biến và có tỉ lệ tử vong hàng đầu. Tuy nhiên căn bệnh này nếu được phát hiện sớm sẽ có tỉ lệ điều trị thành công cao.
Ung thư đại tràng có thể được điều trị với nhiều phương pháp, trong đó có phẫu thuật. Có nhiều loại phẫu thuật khác nhau nhưng bất kì loại phẫu thuật nào đều có thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng đối với người bệnh. Thông thường sau khi phẫu thuật 2 đến 3 ngày, người bệnh nên nuôi dưỡng qua tĩnh mạch giúp có thời gian để vết mổ và đại tràng liền lại tốt.
Người bệnh ung thư đại tràng sau phẫu thuật thường chán ăn nên không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể dẫn tới sức khỏe yếu hơn. Do đó, giai đoạn này cần tuyệt đối lưu ý về vấn đề chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư đại tràng. Không chỉ lựa chọn loại đồ ăn phù hợp mà cần làm sao để hợp khẩu vị cho người bệnh ăn được nhiều hơn.
Người bệnh ung thư đại tràng sau mổ cần lưu ý lên thực đơn khoa học
2. Những lưu ý quan trọng về chế độ ăn sau phẫu thuật
2.1 Ăn nhiều đồ dễ tiêu hóa, đồ lỏng
Vì mệt mỏi và chán ăn nên sự lựa chọn tốt nhất cho người bệnh lúc này là các món lỏng, dễ tiêu hóa như: cháo, súp, canh…
Trong thời gian này, người bệnh cũng không nên ăn quá nhiều trong một bữa mà nên chia nhỏ thành nhiều bữa. Lưu ý người bệnh cũng không nên ăn quá no hoặc ăn quá ít, nên ăn với lượng vừa phải và cần đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.
2.2 Ăn những chất béo có lợi cho sức khỏe
Sau phẫu thuật, người bệnh nên hạn chế mỡ động vật. Thay vào đó nên sử dụng những chất béo có lợi như dầu cá hay đâu oliu.
Chất béo động vật có thể làm tăng khả năng hấp thu và hòa tan các chất ung thư, tăng axit trong ruột và kích thích tổn thương niêm mạc đường ruột. Từ đó dẫn tới viêm và lâu dần trở thành ung thư.
Bệnh nhân sau khi phẫu thuật nên hạn chế chất béo động vật, đặc biệt là mỡ gà, lợn, bò, đồ chiên…
2.3 Ăn nhiều rau củ, hoa quả tươi
Rau xanh, hoa quả có nhiều chất xơ giúp giảm nồng độ chất gây ung thư ở ruột, hỗ trợ tiêu hóa và tránh táo bón. Điều này không chỉ tốt cho bệnh nhân ung thư mà còn có lợi ích rất lớn cho người bình thường khỏe mạnh.
Bên cạnh đó, trong rau củ, hoa quả có nhiều vitamin, khoáng chất và nguyên tố vi lượng giúp tăng sức đề kháng, tránh và phòng bệnh ung thư.
2.4 Hạn chế những thực phẩm muối chua
Những thực phẩm muối chua, lên men như cà muối, dưa muối… hay những thực phẩm cay nóng như: ớt, sa tế, bia tượu… có thể ảnh hưởng không nhỏ đến các vết thương hở. Đặc biệt là với bệnh nhân vừa thực hiện mổ như bệnh nhân ung thư đại tràng.
Người bệnh nên hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn để ngăn ngừa nguy cơ ung thư, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe do hệ tiêu hóa sau mổ vẫn còn yếu.
Người bệnh ung thư đại tràng sau phẫu thuật nên hạn chế thực phẩm muối chua
3. Những nguyên tắc ăn uống theo giai đoạn phẫu thuật ung thư đại tràng
3.1 Nguyên tắc về chế độ ăn sau phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng giai đoạn đầu sau mổ
Khi bắt đầu bữa ăn trở lại, nên bắt đầu với nước hầm và trái cây để tránh thực phẩm có hại và cung cấp đủ năng lượng.
Hạn chế tạm thời những thực phẩm sau: da và vỏ trái cây, chất xơ ngũ cốc, sữa, kẹo, chất béo, đồ chiên, các loại hạt và trái cây sấy, các loại rau tạo ra khí(cải xanh, cải ngọt, cải xoăn, cải bắp…)
Chế độ ăn uống với dư lượng thấp cùng: bánh mỳ, nước trái cây, rau nấu chín hoặc xay nhuyễn(ớt chuông, củ cải đường, cà tím, nấm, bí đao, đậu xanh…), trứng, thịt nấu chín mềm…
Nên bổ sung nhiều nước ép trái cây tươi
Người bệnh cũng nên chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày, lưu ý không ăn quá no hay để cơ thể quá đói trong quá trình phục hồi cơ thể này.
Sau phẫu thuật đại tràng, khả năng phân hủy sữa của người bệnh thường biến đổi. Đặc biệt người bệnh có thể bị chuột rút và tiêu chảy. Do đó cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn uống trên để tránh nguy cơ.
3.2 Nguyên tắc chế độ ăn sau phẫu thuật bệnh ung thư đại tràng giai đoạn phục hồi
Khi cơ thể đã phục hồi, người bệnh cần ăn uống để đảm bảo sức khỏe và điều phối thức ăn để có lợi cho hệ tiêu hóa bằng:
– Ăn nhiều rau xanh và đồ ăn chứa nhiều vitamin, calo như thịt cá, nấm, đậu đỗ….
– Bổ sung thêm thức ăn có nhiều đạm để ức chế sự phát triển của ung thư với axit amin.
Do khẩu vị thường kém nên người bệnh ung thư đại tràng thường ăn ít hơn nên thường không có đủ dinh dưỡng khiến cơ thể bị suy yếu. Vì vậy việc lựa chọn đồ ăn hay cách chế biến cần được chú trọng hơn, đặc biệt là lựa chọn đồ ăn hợp lý và chế biến càng đơn giản càng tốt.
Nên ưu tiên chế biến đơn giản như hấp, luộc, ưu tiên ăn đồ dễ tiêu hóa và cần nấu kĩ đồ ăn hoặc xay nhỏ đồ ăn.
Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên đảm bảo đủ dinh dưỡng cho bữa ăn để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Đồng thời người bệnh cũng nên hạn chế kích thích đến vết thương và vết loét bằng những đồ ăn cay nóng, chua…
Ngoài ra nên bỏ thói quen hút thuốc, rượu bia và chú ý tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để cơ thể nhanh hồi phục, tăng tỉ lệ điều trị thành công ung thư đại tràng.
Trên đây là chế độ ăn sau phẫu thuật ung thư đại tràng người bệnh và người thân cần lưu ý để đảm bảo thể trạng tốt và nhanh hồi phục sau điều trị. Người bệnh nên tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đáp ứng tốt điều trị.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo
an toàn cho sức khỏe.