Ung thư xương gồm 2 loại: ung thư xương nguyên phát hoặc ung thư xương thứ phát. Ung thư xương nguyên phát hình thành trong các tế bào của xương, trong khi ung thư thứ phát (phổ biến hơn) bắt đầu ở những nơi khác trong cơ thể và lây lan đến xương.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ung thư xương nguyên phát – ung thư bắt đầu trong các tế bào của xương.
Ung thư xương nguyên phát chia làm 3 loại: sacôm xương (u xương ác tính), sacôm sụn, và sacôm Ewing.
Ung thư xương là gì?
Xương bình thường và ung thư xương.
Ung thư xương liên quan đến sự phát triển bất thường của các tế bào và các mô trong xương và tiêu diệt hoặc ức chế hoạt động của các mô xương bình thường. Điều này dẫn đến sự suy yếu của các mô xương, làm cho chúng dễ bị tổn thương dẫn đến gãy xương.
Ai là người có nguy cơ phát triển ung thư xương?
Nguyên nhân chính xác của ung thư xương không được biết đến, tuy nhiên có một số yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh. Xương dài (chẳng hạn như xương cánh tay và chân) thường bị ảnh hưởng bởi ung thư xương nhiều hơn so với xương nhỏ hơn.
Sacôm xương (u xương ác tính) phổ biến hơn ở những người đã từng xạ trị hoặc đã từng dùng thuốc chống ung thư để điều trị các bệnh ung thư khác. Trẻ em thường nhạy cảm hơn để phát triển u xương ác tính sau xạ trị hoặc điều trị chống ung thư.
Trong một số trường hợp u xương ác tính có thể là do yếu tố di truyền nhất định trong đó sự hiện diện của một số dị tật xương di truyền có thể làm tăng nguy cơ phát triển các bệnh ung thư xương. Cấy ghép kim loại (thường được sử dụng để điều trị gãy xương) cũng có thể làm tăng nguy cơ phát triển một số loại ung thư xương.
U xương ác tính thường gặp ở trẻ em và thiếu niên trong độ tuổi 10-19 tuổi. Bệnh cũng phổ biến hơn ở người lớn > 40 tuổi có rối loạn xương chẳng hạn như bị bệnh Paget.
Trong khi đó, sacôm sụn hiếm xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên, nhưng những người trên 40 tuổi có tỷ lệ mắc cao hơn.
Sacôm Ewing thường ảnh hưởng đến trẻ em dưới 19 tuổi, trong đó trẻ trai có tỷ lệ mắc cao hơn trẻ gái.
Triệu chứng của bệnh ung thư xương
Đau và sưng ở vùng xương bị ảnh hưởng là triệu chứng phổ biến nhất của ung thư xương.
Những xương bị ảnh hưởng bởi ung thư thường bị đau đớn, nhưng ở giai đoạn đầu có thể người bệnh không có triệu chứng rõ rệt. Các triệu chứng thường gặp khác bao gồm:
– Đau xương
– Sưng và đau ở gần khu vực bị ảnh hưởng
– Xương dễ bị gãy
-Mệt mỏi toàn thân
– Giảm cân ngoài ý muốn
– Thiếu máu
Chẩn đoán ung thư xương
Các phương pháp chẩn đoán ung thư xương bao gồm chụp CT, MRI, PET, vv…
Chẩn đoán ung thư xương được dựa trên một đánh giá toàn diện về các dấu hiệu và triệu chứng quan sát được, tiền sử bệnh của gia đình và cá nhân, các xét nghiệm máu, chụp X-quang, CT, MRI và PET scan, và sinh thiết các mô xương.
Điều trị ung thư xương
Các phương pháp điều trị bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị, vv… Tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh, vị trí ung thư xương, tuổi bệnh nhân, và sức khỏe nói chung của người bệnh.
Đội ngũ bác sĩ hàng đầu Singapore đang hợp tác điều trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc.
Phẫu thuật: là phương pháp điều trị phổ biến nhất được lựa chọn để điều trị bệnh ung thư xương. Thủ tục này liên quan đến việc cắt bỏ các mô ung thư cùng với một vành của mô xương khỏe mạnh xung quanh. Hóa trị có thể được sử dụng trước hoặc sau phẫu thuật để hỗ trợ phẫu thuật dễ dàng hơn, hoặc giảm tái phát.
Trong một số trường hợp, như với sacôm Ewing, sự kết hợp điều trị phẫu thuật, hóa trị và xạ trị có thể giúp kiểm soát sự lây lan của bệnh ung thư xương.
Hóa trị: là phương pháp sử dụng 1 hay nhiều loại thuốc chống ung thư, nhằm mục đích giết chết các tế bào ung thư hoặc hạn chế sự tiến triển của ung thư.
Xạ Trị: sử dụng tia x-quang năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư.
Ung thư xương có thể ngăn chặn hay không?
Không có phương pháp nào có thể ngăn chặn ung thư xương hoàn toàn, nhưng một số yếu tố có thể giúp giảm nguy cơ gây bệnh như:
Tránh tiếp xúc với bức xạ năng lượng cao và một số hóa chất công nghiệp
Những trẻ em và thanh thiếu niên từng điều trị ung thư có thể xem xét tầm soát ung thư xương nhằm phát hiện bệnh sớm, dễ điều trị hơn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.