Ung thư gan tái phát là tình trạng bên trong cơ thể vẫn còn tế bào ung thư. Tế bào ung thư còn lại trong cơ thể có thể là do quá trình điều trị chưa triệt để hoặc tế bào ung thư phát triển tại vị trí di căn.
Ung thư gan là bệnh ung thư nguy hiểm và có tiên lượng xấu. Đa số các ca mắc bệnh được chuẩn đoán ở giai đoạn muộn, khi mà tế bào ung thư đã di căn sang nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể như xương, hạch bạch huyết, phổi, não… Ung thư gan tái phát cũng thường gặp khi điều trị bệnh ở giai đoạn muộn.
Theo các chuyên gia y tế, khả năng tái phát ung thư gan thường xảy ra trong vòng 2 năm đầu tiên sau khi điều trị. Ung thư gan tái phát thường khó điều trị, việc chữa trị chỉ nhằm kiểm soát bệnh.
Ung thư gan tái phát là tình trạng bên trong cơ thể vẫn còn tế bào ung thư.
Các loại ung thư gan tái phát
Dựa vào vị trí tái phát trong cơ thể mà ung thư gan tái phát được chia làm 3 loại:
- Tái phát tại chỗ: Ung thư tái phát tại đúng vị trí ung thư ban đầu hoặc rất gần với vị trí đó.
- Tái phát vùng: Ung thư phát triển trong các hạch bạch huyết gần gan.
- Tái phát xa: Ung thư tái phát tại các vị trí mà các tế bào ung thư đã di căn tới như xương phổi, vú, hoặc não. Đây được gọi là ung thư gan thứ phát.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới ung thư gan tái phát. Tỷ lệ tái phát ở mỗi người khác nhau phù hợp vào giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị, thời gian mắc bệnh và nhiều yếu tố khác như chế độ ăn uống, sinh hoạt, tâm lý và tình trạng sức khỏe của từng người.
Cách điều trị ung thư gan tái phát
Với ung thư gan, cách điều trị thường được áp dụng là phẫu thuật, hóa trị và xạ trị. Trong trường hợp ung thư gan tái phát, bác sĩ cũng sẽ căn cứ vào vị trí xuất hiện khối u mới, kích thước cụ thể và mức độ ảnh hưởng của bệnh tới cơ thể để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Phẫu thuật là phương pháp thường được sử dụng khi tế bào ung thư gan tái phát
Người bệnh cũng có thể cần phải phẫu thuật lại nhằm cắt bỏ khối u. Tiếp sau đó sử dụng các thuốc hóa chất để kiểm soát và ngăn chặn bệnh tiến triển, giảm các triệu chứng đau đớn cho người bệnh.
Trong giai đoạn tái phát, người bệnh cũng có thể được tiến hành xạ trị vào vùng có khối u mới xuất hiện để thu nhỏ và tiêu diệt chúng. Xạ trị với tia năng lượng cao, chỉ có tác dụng tại vị trí bị bệnh, không ảnh hưởng tới các cơ quan khác nhau trong cơ thể.
Trong quá trình điều trị ung thư gan tái phát, rất khó để điều trị khỏi hoàn toàn. Thay vào đó, các bác sĩ sẽ điều trị tích cực cho người bệnh để kiểm soát sự phát triển và lây lan của tế bào ung thư. Đồng thời giảm dần các triệu chứng mà bệnh để lại, giúp kéo dài cơ hội sống.
Để tăng cường sức khỏe chống chọi lại bệnh tật, người bệnh ung thư gan cũng được khuyên nên áp dụng chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, hợp lý.
Lưu ý sau điều trị ung thư gan tái phát
Sau quá trình điều trị ung thư gan tái phát, người bệnh cần lưu ý:
- Áp dụng chế độ ăn uống khoa học: Tích cực bổ sung những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất, tốt cho sức khỏe. Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa để cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn. Đồng thời, người bệnh nên ăn nhiều rau củ quả để bổ sung chất xơ và vitamin tốt cho sức khỏe.
Người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ về chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt
- Kiêng khem đúng cách: Cần tránh những thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men hoặc chưa được chế biến chín kỹ; tránh rượu bia và các đồ uống có ga
- Vận động hợp lý: Tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người bệnh mà có chế độ vận động hợp lý. Người bệnh có thể tham khảo một số bài tập yoga nhẹ nhàng, đi bộ, tập dưỡng sinh, chạy bộ…
- Duy trì tâm lý thoải mái: Người bệnh cần tin tưởng vào phác đồ điều trị của bác sĩ, hạn chế lo lắng, suy nghĩ nhiều gây ảnh hưởng tới tâm lý. Người nhà nên dành nhiều thời gian chăm sóc, nói chuyện hoặc cùng người bệnh tham gia những hoạt động bổ ích, thú vị như cùng xem ti vi, nghe nhạc, hóng mát, du lịch hoặc chơi cờ…
Đối với người bệnh ung thư nói chung và ung thư gan nói riêng, tỷ lệ chữa khỏi cao hay thấp và có tái phát hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chính vì thế, người bệnh cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ điều trị, theo dõi tình trạng sức khỏe và tái khám kiểm tra theo đúng lịch hẹn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.