Ung thư tinh hoàn là bệnh phổ biến ở nam giới từ 20 – 35 tuổi. Ung thư tinh hoàn có tiên lượng tốt nếu phát hiện và điều trị sớm. Cùng tìm hiểu về ung thư tinh hoàn qua bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức cần thiết về căn bệnh này.
Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn
Ung thư tinh hoàn là các tế bào ác tính hoặc các khối u ác tính xuất hiện trong tinh hoàn nằm bên trong bìu. Đây là bệnh hiếm gặp.
Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn vẫn chưa được kết luận cụ thể. Tuy nhiên có nhiều yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn như:
Ung thư tinh hoàn là bệnh phổ biến ở nam giới do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra
- Tiền sử gia đình có người mắc ung thư tinh hoàn.
- Bị chấn thương ở vùng tinh hoàn.
- Bị viêm tinh hoàn do mắc bệnh quai bị trong tuổi dậy thì.
- Những người có tinh hoàn ẩn: Tức là tình trạng tinh hoàn không nằm trong bìu mà nằm trong ổ bụng.
- Có tinh hoàn nhỏ hay tinh hoàn không có hình dạng bình thường.
- Những người bị hội chứng rối loạn nhiễm sắc thể giới tính.
- Người ít chơi thể thao, lười vận động cũng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tinh hoàn.
Triệu chứng ung thư tinh hoàn
Thông thường, khi bị ung thư tinh hoàn người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng như:
- Xuất hiện khối u không đau hoặc sưng ở 2 tinh hoàn
- Đau, khó chịu ở 1 tinh hoàn hoặc bìu
- Cảm giác nặng trong bìu
- Đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc bẹn
- Đau ngực, đau lưng dưới, khó thở
Ung thư tinh hoàn thường gây đau, khó chịu, ảnh hưởng tới sức khỏe
- Ho có đờm lẫn máu
- Sưng 1 hoặc cả 2 bên chân.
Chẩn đoán ung thư tinh hoàn
Ngoài việc căn cứ vào các dấu hiệu lâm sàng vừa kể trên, để chẩn đoán chính xác ung thư tinh hoàn người bệnh cần làm thêm các xét nghiệm, chụp chiếu cần thiết như:
- Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư: HCG và AFP
- Siêu âm nhằm quan sát vị trí khối u, chẩn đoán phân biệt với bệnh tràn dịch tinh mạc.
- Chụp X-quang hoặc chụp CT/ chụp MRI nhằm xác định vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn của khối u.
Từ các kết quả chẩn đoán hình ảnh thu được, bác sĩ sẽ xác định giai đoạn bệnh cụ thể.
- Giai đoạn I: Ung thư tinh hoàn khu trú ở tinh hoàn.
- Giai đoạn II: Ung thư tinh hoàn đã di căn tới các hạch lympho trong ổ bụng.
- Giai đoạn III: Ung thư tinh hoàn đã di căn vượt khỏi hạch lympho tới các nơi khác trong cơ thể như gan hoặc phổi.
Tùy vào tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị bệnh phù hợp.
Phương pháp điều trị ung thư tinh hoàn
- Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong các trường hợp ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu. Phẫu thuật chủ yếu nhằm cắt bỏ tinh hoàn tận gốc. Phẫu thuật này gồm cắt bỏ một hoặc cả 2 tinh hoàn qua đường rạch ở bẹn. Hạch lympho trong bụng cũng có thể được cắt bỏ.
Phẫu thuật là phương pháp điều trị chính trong các trường hợp ung thư tinh hoàn giai đoạn đầu.
- Hóa trị: Nhằm tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Các thuốc hóa trị được tiêm vào đường tĩnh mạch hoặc đường uống đi vào cơ thể.
- Xạ trị: Tia X liều cao hoặc tia năng lượng cao được chiếu vào vị trí bị ung thư giúp tiêu diệt tế bào ung thư.
Điều trị ung thư tinh hoàn bằng phương pháp nào cần có sự chỉ định của bác sĩ. Tùy vào độ tuổi, tình trạng sức khỏe và giai đoạn bệnh cụ thể của mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
Khoa Ung bướu – bệnh viện Thu Cúc có đầy đủ trang thiết bị y tế hiện đại cùng với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm sẽ giúp thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu hiệu quả.
Đặc biệt, bệnh viện có hợp tác chuyên môn với các bác sĩ giỏi đến từ Singapore sẽ trực tiếp tư vấn điều trị các bệnh ung thư cho người bệnh ngay tại bệnh viện Thu Cúc, giúp tăng cơ hội chữa khỏi bệnh cao.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.