Nhiều bệnh nhân thắc mắc truyền hóa chất nên ăn gì để đảm bảo sức khỏe trong quá trình điều trị ung thư. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp câu hỏi này đồng thời hướng dẫn người đọc cách để chăm sóc cho bệnh nhân ung thư trong quá trình truyền hóa chất.
1. Thế nào là truyền hóa chất?
1.1 Những thông tin quan trọng cần biết về phương pháp này
Truyền hóa chất hay còn gọi là hóa trị là tình trạng người bệnh ung thư được tiêm hoặc truyền qua tĩnh mạch một lượng hóa chất để đi khắp cơ thể loại bỏ khối u. Phương pháp này thường được dùng với tình trạng ung thư đã di căn và có thể phối hợp với nhiều phương pháp điều trị khác như: xạ trị, phẫu thuật, liệu pháp điều trị đích…
Trong quá trình truyền hóa chất, bệnh nhân thường được theo dõi kĩ phản ứng, đặc biệt là trong khoảng 30 phút đầu tiên. Những hóa chất này gây độc tế bào ung thư và khiến chúng bị loại bỏ khỏi cơ thể.
Trong quá trình truyền hóa chất, bệnh nhân thường được theo dõi kĩ phản ứng, đặc biệt là trong khoảng 30 phút đầu tiên.
Truyền hóa chất có thể áp dụng để loại bỏ hoàn toàn khối u ung thư, hỗ trợ bào mòn và đình chỉ khối u phát triển, thu nhỏ kích thước khối u hoặc ngăn ngừa tế bào ung thư tái phát.
Ưu điểm của phương pháp này là giúp khối u phát triển chậm, kìm hãm chúng không lan rộng và giảm đau đớn của bệnh. Tuy nhiên chúng cũng gây ra những tác dụng phụ không mong muốn bởi khi đi vào cơ thể có thể tiêu diệt cả tế bào khỏe mạnh, gây ra một số triệu chứng. Điều này có thể thông qua bác sĩ để cải thiện.
1.2 Truyền hóa chất và những lưu ý quan trọng trong quá trình truyền
Thời gian để truyền hóa chất phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giai đoạn của bệnh, ung thư loại nào, vị trí ở đâu. loại thuốc điều trị là gì…
Tuy nhiên phác đồ chung thường được chia thành các giai đoạn và có khoảng nghỉ giữa các phiên để hồi phục, thời gian này sẽ được kiểm soát chặt chẽ để tránh tái phát. Khi thực hiện phương pháp này, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
– Truyền hóa chất phụ thuộc vào đơn thuốc chuyên biệt của từng bệnh nhân, tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị để có hiệu quả tốt nhất
– Nghỉ ngơi cần thiết giữa các đợt điều trị để tế bào mới kịp thay thế tế bào tổn thương do hóa chất
– Nếu cần truyền hóa chất thông qua tĩnh mạch thì cần tuân thủ thời gian theo chỉ định của bác sĩ
– Không cần có chế độ ăn uống quá đặc biệt những nên nghe theo những khuyến cáo của bác sĩ để tránh nhiễm trùng, hiệu quả điều trị tốt hơn…
Bệnh nhân ung thư nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và lành mạnh nhất
2. Truyền hóa chất nên có chế độ dinh dưỡng thế nào?
2.1 Truyền hóa chất nên ăn gì? – Những thực phẩm cần bổ sung
Trong khi điều trị bằng hóa chất thì người bệnh cần chú ý tới chế độ dinh dưỡng vì thế mà câu hỏi “truyền hóa chất nên ăn gì?” là thắc mắc chung được nhiều người đặt ra.
Hóa chất thường được truyền vào cơ thể theo đường tĩnh mạch hoặc đường uống, đi khắp cơ thể nên ảnh hưởng tới nhiều bộ phận như tóc, tủy xương, hệ thống tiêu hóa. Do đó người bệnh cần chú ý bổ sung các thực phẩm giàu dinh dưỡng nhằm tăng cường sức khỏe.
– Người bệnh cần bổ sung các thực phẩm giàu kẽm, sắt… từ các thịt có màu đỏ như thịt lợn nạc, thịt bò. Các loại tôm cá, hải sản cũng cung cấp nhiều axit amin và vi chất tốt cho người bệnh sau khi truyền hóa chất.
– Người bệnh nên lựa chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mạch…; các loại củ như khoai tây, khoai lang…; tránh các thực phẩm chế biến sẵn gây hại cho cơ thể.
– Người bệnh cần bổ sung các loại vitamin và khoáng chất trong rau củ quả sẽ giúp phòng chống các bệnh nhiễm trùng, tim mạch, ức chế sự phát triển của khối u ác tính.
Người bệnh khi truyền hóa chất cần chú ý ăn uống khoa học, tăng cường các thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất
2.2 Truyền hóa chất nên ăn gì? – Một số lưu ý quan trọng trong vấn đề ăn uống
Người bệnh khi truyền hóa chất có thể cảm thấy ăn không ngon miệng vì thế người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày. Lựa chọn các thực phẩm hợp khẩu vị, món mình ưa thích. Không nên ăn quá nhiều trong một bữa có thể gây áp lực lên dạ dày.
Người bệnh cũng nên hạn chế những đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ hoặc những đồ ăn chế biến chiên xào, nấu lại nhiều lần. Thay vào đó, bạn nên sử dụng những món ăn được chế biến đơn giản như luộc, hấp…
Đặc biệt lưu ý tránh xa rượu bia, thuốc lá, cà phê… Trong quá trình truyền hóa chất, nếu bác sĩ có khuyến cáo nào khác thì cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bạn tuyệt đối không thực hiện theo những mẹo, những bài thuốc gia truyền trôi nổi gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mình.
Truyền hóa chất nên ăn gì là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Người bệnh nếu có một chế độ ăn uống khoa học kết hợp nghỉ ngơi đúng cách, vận động hợp lý sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.