U nang buồng trứng là bệnh lý tại buồng trứng thường gặp nhất ở độ tuổi sinh sản. Bệnh có diễn biến thầm lặng, khó phát hiện qua triệu chứng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng do khối u gây ra lại không thể xem thường, trực tiếp đe dọa sức khỏe sinh sản, sinh dục của chị em. Vậy điều trị khối u nang tại buồng trứng ra sao? Bệnh nhân u nang tại buồng trứng có cần thiết mổ không? Đây đều là những thắc mắc mà người bệnh cần được giải đáp.
1. U nang tại buồng trứng – vấn đề buồng trứng không thể xem thường
U nang tại buồng trứng là bệnh lý diễn ra tại buồng trứng của phái nữ, không loại trừ độ tuổi, đối tượng nào. Khối u được nhận định có dạng dịch đặc, rắn như bã đậu, có thể nằm bên trong hoặc phía trên hai bên buồng trứng.
U nang buồng trứng, bệnh lý chiếm tới 3,6% các nhóm bệnh phụ khoa
Theo các nghiên cứu mới nhất, u nang tại buồng trứng chiếm tới 3,6% trong nhóm các bệnh lý phụ khoa thường gặp. Đa phần u nang đều là những khối u lành tính, vì vậy khiến chị em sinh tâm lý chủ quan, không có biện pháp kiểm tra, đánh giá, xử lý từ sớm.
2. Nguyên nhân, triệu chứng của bệnh u nang buồng trứng
Biết được nguyên nhân cũng như những triệu chứng điển hình của u nang sẽ giúp chị em có thể chủ động hơn trong quá trình theo dõi sức khỏe, từ đó kịp thời kiểm tra, đánh giá để có hướng xử lý, giải quyết nhanh chóng.
2.1. Những nguyên nhân thường dẫn đến u nang
U nang tại buồng trứng có thể xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, các bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra những nguyên nhân thường gặp nhất để chị em có thể phòng ngừa hoặc nắm rõ tình trạng của bản thân.
– Do thường xuyên lạm dụng thuốc tránh thai khẩn cấp, ảnh hưởng đến hệ nội tiết, hormone sinh lý và hoạt động của buồng trứng.
– Dùng nhiều những thực phẩm giàu đạm, hormone như thịt đỏ, sữa, trứng,…
– Chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp, ít bổ sung rau xanh, trái cây vào khẩu phần ăn.
– Thường xuyên bị stress, căng thẳng đầu óc, tâm lý không thoải mái.
– Thừa cân, cân nặng tăng nhanh đột ngột.
– Phụ nữ từng bị sảy thai, suy buồng trứng.
– Hệ nội tiết rối loạn, hoạt động của tuyến yên, tuyến giáp không ổn định.
2.2. Những triệu chứng thường gặp khi bị u nang tại buồng trứng
Thông thường, u nang sẽ phát triển thầm lặng và ít biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng. Tuy nhiên, theo tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa, chị em vẫn có thể nhận biết sớm u nang qua những biểu hiệu, triệu chứng sau đây:
– Đau tức tại vùng chậu, thắt lưng trở xuống:
Cảm giác đau tại những khu vực này là biểu hiện dễ nhận biết nhất của bệnh u nang tại buồng trứng. Khi khối u phát triển tới một kích thước nhất định, chị em có thể thường xuyên bị đau, tức và cảm thấy khó chịu tại vùng chậu, quanh thắt lưng.
– Đau phía bụng dưới, đầy hơi, thường xuyên có cảm giác buồn nôn:
Khối u phát triển, tăng kích thước có thể khiến phần bụng dưới phình to, căng tức và gây đau. Đặc biệt, triệu chứng khó chịu, đầy hơi và buồn nôn thường dễ nhầm lẫn với các vấn đề về tiêu hóa, nhưng lại có thể là biểu hiện của biến chứng hoại tử u, u phát triển thành ung thư.
– Tiểu nhiều:
Khối u to, chèn ép các cơ quan lân cận, trong đó có bàng quang sẽ kích thích việc tiểu tiện của chị em.
Khối u phát triển có thể chèn ép các cơ quan lân cận, đặc biệt là chèn ép bàng quang, gây tiểu nhiều
– Gặp khó khăn trong quá trình quan hê:
Khối u có thể làm ảnh hưởng đến cổ tử cung của người phụ nữ, cản trở quan hệ tình dục, do đó chị em sẽ có cảm giác đau.
– Rối loạn chu kỳ kinh nguyệt:
Chu kỳ kinh nguyệt thất thường, lượng máu kinh ra nhiều, có thể dẫn đến rong kinh khi bị u nang.
Cũng theo từng trường hợp, nguyên nhân, triệu chứng và mức độ bệnh, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành đánh giá, kiểm tra, đưa ra phương án điều trị hợp lý dành cho mỗi bệnh nhân.
3. Bệnh nhân u nang buồng trứng có phải mổ không?
Hầu hết các khối u nang đều lành tính, không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp u phát triển, vượt qua tầm kiểm soát và trở thành ác tính. Một số biến chứng mà u ác tính gây ra với người bệnh có thể kể đến như:
– Biến chứng thành ung thư buồng trứng, ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ sau này.
– U dễ bị xoắn, đặc biệt là những u nhỏ, cuống dài và không dính, làm ngưng trệ quá trình tuần hoàn máu đi nuôi buồng trứng.
– Vỡ nang do áp lực dịch, chất rắn trong khối u quá lớn, có thể dẫn đến chảy máu bên trong ổ bụng, nhiễm khuẩn, nguy hiểm đến tính mạng.
– Chèn ép các cơ quan nội tạng xung quanh, gây ảnh hưởng đến hoạt động của bàng quang, niệu quản, trực tràng, tĩnh mạch chủ dưới.
Bệnh nhân u nang tại buồng trứng có phải mổ không? Hiện có rất nhiều trường hợp phải phẫu thuật do chịu ảnh hưởng từ những biến chứng của khối u
Bởi vậy, việc chẩn đoán, phát hiện sớm u nang rất quan trọng. Phát hiện và điều trị kịp thời vừa giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của người bệnh, vừa giúp phòng tránh những biến chứng nguy hại có thể xảy ra.
4. Phương pháp ứng dụng trong điều trị u nang buồng trứng và mổ u nang buồng trứng
Trước khi điều trị u nang, chị em khi phát hiện những triệu chứng bất thường, có thể thực hiện khám và chẩn đoán tình trạng, mức độ bệnh với sự hỗ trợ từ bác sĩ chuyên khoa. Theo đó, người bệnh sẽ được chẩn đoán bằng cả phương pháp lâm sàng và cận lâm sàng để được theo dõi, hướng dẫn điều trị cụ thể, phù hợp với tình trạng hiện tại.
Thực hiện chẩn đoán lâm sàng, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa Phụ hỏi thăm về các vấn đề như tình trạng chu kỳ kinh nguyệt, các triệu chứng gặp phải thời gian gần đây,… Sau đó, người bệnh tiếp tục được thực hiện kiểm tra cận lâm sàng với những phương pháp như siêu âm, chụp CT scan, MRI, xét nghiệm,…
4.1. Những phương pháp ứng dụng trong điều trị u nang buồng trứng
U nang được phân loại gồm u nang dạng cơ năng và u nang thực thể. Hai dạng này có mức độ ảnh hưởng khác nhau và được chỉ định với những phương án điều trị khác nhau.
Với u nang cơ năng, do thuộc dạng u hình thành từ sự rối loạn của nội tiết tại buồng trứng nên việc điều trị cũng được tiến hành đơn giản hơn. Bệnh nhân được theo dõi bằng phương pháp siêu âm và chỉ định sử dụng thuốc để kiểm soát tốc độ tăng trưởng của khối u. Tuy nhiên, với những trường hợp u dạng cơ năng biến chứng, bị xoắn, vỡ, người bệnh vẫn cần thực hiện phẫu thuật loại bỏ khối u.
Với u nang thực thể, do xuất phát từ bệnh lý và thường xuyên biến đổi về tổ chức, mức độ nguy hiểm đáng ngại hơn nên thường được chỉ định thực hiện phẫu thuật, mổ cắt bỏ u. Bệnh nhân có thể thực hiện mổ bóc tách khối u hoặc mổ, loại bỏ cả khối u và buồng trứng tùy theo mức độ, tính nghiêm trọng và nhu cầu sinh đẻ của cá nhân.
4. 2. Mổ u nang buồng trứng thực hiện như thế nào?
Như đã chia sẻ, đối với những khối u phát triển lớn hoặc để lại biến chứng, nguy hiểm với sức khỏe và đe dọa khả năng sinh sản của người phụ nữ, người bệnh cần thực hiện phẫu thuật, mổ u nang buồng trứng để cải thiện tình trạng.
Phẫu thuật bóc tách u nang không phải là một phẫu thuật phức tạp, không nguy hiểm hay để lại biến chứng nào cho người bệnh. Đa phần các ca mổ u nang đều có thể bảo tồn các nhu mô lành.
Phẫu thuật được tiến hành theo hai phương án:
– Mổ u nang, rạch đường dưới thành bụng:
Phẫu thuật mổ mở được chỉ định cho những khối u to, chèn ép các cơ quan lân cận hoặc bị vỡ, xoắn. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ cần thời gian để phục hồi và kiêng cữ cẩn thận sau mổ.
– Mổ u nang bằng phương pháp nội soi:
Bác sĩ chuyên khoa sẽ sử dụng ống nội soi đưa vào buồng trứng của người bệnh, theo dõi hình ảnh thu được qua camera. Sau đó, dao mổ chuyên dụng được đưa vào, thực hiện bóc tách khối u mà không khiến người bệnh bị mất máu nhiều, không gây tổn thương đến những vùng lân cận.
Bệnh nhân có thể mổ u nang bằng phương pháp mổ mở hoặc mổ nội soi
Phương pháp này được áp dụng với những khối u có kích thước vừa, nhỏ, không dính, không quá nguy hiểm.
5. Chi phí mổ u nang buồng trứng
Thực hiện điều trị, đặc biệt là mổ u nang, người bệnh cần dự trù kinh phí để chủ động trong suốt cả quá trình chữa bệnh. Chi phí mổ u nang buồng trứng sẽ phụ thuộc vào:
– Cơ sở thực hiện khám chữa, điều trị bệnh.
– Bệnh nhân có sử dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội hay không.
– Mức áp dụng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội tại các địa chỉ khám chữa bệnh như thế nào.
– Phương pháp mổ u nang mà người bệnh được chỉ định hoặc tự lựa chọn.
– Bệnh nhân chỉ bóc tách u nang hay cắt bỏ u và cả buồng trứng.
– Sau mổ, người bệnh có cần sử dụng thêm thuốc hỗ trợ phục hồi, ổn định chức năng buồng trứng không.
Trước khi thực hiện điều trị, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ tại cơ sở chuyên khoa thăm khám, hướng dẫn đưa ra phương án phù hợp. Mức chi phí cũng sẽ được bác sĩ, cơ sở y tế trao đổi trực tiếp với mỗi trường hợp ngay trong thời điểm khám.
Mức chi phí cho cả quá trình khám và phẫu thuật sẽ rơi vào khoảng 5 đến 10 triệu đồng. Vì vậy, chị em nên chủ động khi có kế hoạch điều trị u nang buồng trứng.
U nang tại buồng trứng là bệnh lý dễ gặp, đặc biệt là khi phái đẹp bắt đầu bước vào độ tuổi sinh sản. Vậy nên, chị em nên thực hiện phòng tránh bệnh từ sớm, tránh để u phát triển và gây ra những biến chứng nghiêm trọng. Việc lựa chọn thời điểm điều trị cũng rất quan trọng, góp phần hạn chế tối đa những nguy cơ ngoài dự kiến, đặc biệt là với những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai.
Kiểm tra sức khỏe phụ khoa định kỳ giúp phái đẹp an tâm hơn về tình trạng sức khỏe, tầm soát sớm những nguy cơ phát triển, biến chứng từ khối u. Người bệnh nên lựa chọn khám, điều trị tại những cơ sở y tế chuyên khoa uy tín, có đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, hệ thống máy móc, thiết bị đầy đủ, cho kết quả chẩn đoán chính xác, nhanh chóng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.