Với người bệnh ung thư dạ dày ngoài việc điều trị tích cực bằng các phương pháp như phẫu thuật, thuốc, xạ trị… thì chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng lớn tới sức khỏe và tình trạng bệnh. Vậy ung thư dạ dày kiêng ăn gì, chế độ dinh dưỡng cho người ung thư dạ dày như thế nào là hợp lý, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Ung thư dạ dày là bênh lý ác tính của dạ dày, đây là bệnh lý gây tử vong thứ 2 trong các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Tại các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam tỉ lệ người mắc ung thư dạ dày đặc biệt cao, nguyên nhân xuất phát chủ yếu từ thói quen ăn uống.
Ung thư dạ dày kiêng ăn gì?
Ngoài việc điều trị thì chế độ ăn uống cũng rất quan trọng với người ung thư dạ dày. Một số thực phẩm có thể làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn vì vậy bạn cần tránh tuyệt đối. Vậy ung thư dạ dày kiêng ăn gì? Dưới đây là các thực phẩm mà người ung thư dạ dày cần tránh:
– Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán: Những món ăn hấp dẫn cánh gà rán, đùi gà rán, xúc xích, nem chua… đều ảnh hưởng tiêu cực đến dạ dày vì vậy người bệnh ung thư dạ dày cần tránh. Với người khỏe mạnh, các thực phẩm này rất dễ gây ra ung thư dạ dày, vì vậy bạn cần hạn chế hoặc kiêng hẳn để dạ dày khỏe mạnh hơn.
Đồ chiên rán sẽ làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng
– Những món ăn quá chua, cay: ớt, tiêu, cóc, xoài, mơ… và đặc biệt là ăn nhiều dưa muối, cà muối sẽ làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng bệnh ung thư dạ dày.
– Thực phẩm đóng hộp, đồ ăn sẵn, đồ ăn nhiều chất bảo quản, nhiều hương liệu gia vị (đồ nướng).
– Rượu bia, cà phê…: Đây là những thực phẩm mà ngay cả người khỏe mạnh cũng cần hạn chế để tránh nguy cơ ung thư. Vì vậy bạn cần từ bỏ thói quen rượu, bia, cafe, những loại đồ uống có cồn gây hại đến niêm mạc dạ dày.
Người bị ung thư dạ dày nên tránh sử dụng rượu bia
– Không ăn quá mặn:Theo nghiên cứu đã đưa ra khuyến cáo, muối là tác nhân thúc đẩy, kích hoạt các tác nhân gây ung thư. Vì vậy bạn không nên ăn quá nhiều muối để tránh làm bệnh trầm trọng thêm.
– Ngoài ra, người bị ung thư dạ dày cũng không nên ăn đồ ăn cứng, quá nóng hoặc quá nhiều lượng cùng lúc. Hãy chia thành nhiều bữa với số lượng ít, giờ ăn cố định với số lượng cố định.
Chế độ ăn cho người ung thư dạ dày
Với người ung thư dạ dày chế độ ăn rất quan trọng, bạn nên chia thành nhiều bữa nhỏ và ăn các thức ăn dễ tiêu hóa. Ngoài ra bạn cũng cần chú trọng cung cấp đủ dinh dưỡng, protein, vitamin và khoáng chất. Dưới đây là 1 số thực phẩm tốt cho người ung thư dạ dày:
– Thực phẩm giàu protein: Người bị ung thư dạ dày cần được cung cấp thêm nhiều protein từ sữa, trứng và phomai.
Các loại ngũ cốc: Các loại ngũ cốc nguyên hạt như gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch hoặc các loại củ như khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn… rất tốt cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Hãy tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường, gây hại cho cơ thể.
– Rau củ quả tươi: Rau củ quả tươi dồi dào hàm lượng vitamin, chất khoáng, chất xơ giúp tăng cường chất đề kháng, tốt cho hệ tiêu hóa, phòng chống và hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân ung thư dạ dày. Rau củ quả tươi vừa giúp bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể lại đẩy lùi được bệnh tật.
Người bị ung thư dạ dày nên bổ sung nhiều rau xanh hoa quả tươi để tăng cường sức đề kháng
– Đậu phụ: Các nhà khoa học đã tìm ra isoflavone – chất có nhiều trong đậu nành có tác dụng kiềm chế vi khuẩn HP và có khả năng ngăn chặn các tế bào ác tính phát triển thành ung thư. Tốt bạn nên dùng đậu phụ tươi, làm các món hấp, luộc, hầm… để đảm bảo cho sức khỏe.
– Các loại nấm: Nấm rất giàu protein tốt cho sức khỏe và người bị ung thư dạ dày nói riêng. Có rất nhiều loại nấm như nấm kim châm, nấm hương, nấm rơm, nấm mèo… mà bạn có thể lựa chọn. Trong nấm có nhiều chất polysaccharide có tác Ngoài ra selen và vitamin D tăng cao sức đề kháng cho cơ thể.
Với đội ngũ bác sĩ Việt Nam, Singapore giỏi và phác đồ chuẩn 100% Singapore, Khoa Ung bướu Singapore Bệnh viện Thu Cúc là địa chỉ điều trị ung thư dạ dày lý tưởng trong đó TS.BS Zee Ying Kiat là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực điều trị ung thư đường tiêu hóa.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.