Ung thư đại tràng, còn được gọi là bệnh ung thư ruột già, là một bệnh ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong rất cao trên toàn thế giới. Mặc dù vậy, ung thư đại tràng hoàn toàn có thể phòng ngừa một cách hiệu quả.
Ung thư đại tràng là bệnh ung thư nguy hiểm, nhưng dễ dàng phòng ngừa.
Nguyên nhân gây ung thư đại tràng
Hầu hết các trường hợp bệnh ung thư đại tràng bắt đầu với tăng trưởng nhỏ ở đại tràng được gọi là polyp, và không gây ra triệu chứng nào.
Polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư nếu không loại bỏ.
Phải mất hơn 10 năm để một polyp lành tính phát triển thành ung thư. Tốc độ tăng trưởng chậm cho phép các bác sĩ loại bỏ các polyp trước khi chúng trở thành ung thư.
Bạn có nguy cơ cao của mắc đại tràng nếu:
– Trên 60 tuổi
– Là người Mỹ gốc Phi hoặc gốc Đông Âu
– Ăn nhiều thịt đỏ, thịt đã chế biến sẵn
– Có polyp đại tràng
– Có bệnh viêm ruột (bệnh Crohn hoặc viêm loét đại tràng)
– Lịch sử gia đình mắc ung thư đại tràng hoặc ung thư vú
– Một số bệnh di truyền cũng làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại tràng như u tuyến polyposis gia đình (FAP).
– Chế độ ăn uống cũng có ảnh hưởng nhất định đến nguy cơ ung thư đại tràng. Ăn nhiều chất béo, nhiều thịt đỏ và ít chất xơ làm tăng nguy cơ mắc bệnh. Hút thuốc lá và uống rượu là những yếu tố nguy cơ khác của bệnh ung thư đại trực tràng.
Các triệu chứng của ung thư đại tràng
Triệu chứng ung thư đại tràng bao gồm: đau phía dưới bụng, thay đổi thói quen đại tiện, có máu trong phân, vv…
Triệu chứng phổ biến nhất của ung thư đại tràng là:
– Đau phía dưới bụng
– Có máu trong phân
– Tiêu chảy, táo bón, hoặc thay đổi thói quen đại tiện
– Phân hẹp hơn
– Giảm cân không có lý do
Các giai đoạn của ung thư đại tràng
Giai đoạn ung thư đại tràng là yếu tố rất quan trọng, giúp xác định phương pháp điều trị phù hợp và đưa ra tiên lượng cho người bệnh. Ung thư đại tràng gồm 4 giai đoạn:
Giai đoạn 0: ung thư ở trên lớp trong cùng của đại tràng
Giai đoạn I: Ung thư ở lớp bên trong của đại tràng
Giai đoạn II: Ung thư đã lan rộng thông qua thành đại tràng
Giai đoạn III: Ung thư đã lan đến các hạch bạch huyết
Giai đoạn IV: Ung thư đã lan đến các cơ quan khác ngoài ruột
Điều trị ung thư đại tràng
TS.BS Zee Ying Kiat – bác sĩ hàng đầu Singapore đang hợp tác điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc. Ông có mối quan tâm đặc biệt tới các bệnh ung thư đường tiêu hóa, trong đó có ung thư đại tràng.
Phẫu thuật. Giai đoạn 0 ung thư đại tràng có thể điều trị bằng loại bỏ khối u có chứa tế bào ung thư bằng phương pháp nội soi. Đối với giai đoạn I, II, và III, phẫu thuật rộng hơn (gọi là phẫu thuật cắt đại tràng) là cần thiết để loại bỏ các phần của đại tràng chứa ung thư.
Hóa trị. Hầu như tất cả các bệnh nhân giai đoạn III ung thư đại tràng nên được hóa trị sau khi phẫu thuật 6-8 tháng.
Hóa trị cũng được sử dụng để cải thiện triệu chứng và kéo dài sự sống ở những bệnh nhân ở ung thư đại tràng giai đoạn IV.
Xạ trị. Xạ trị đôi khi được sử dụng cho ung thư đại tràng. Xạ trị thường sử dụng kết hợp với hóa trị cho ung thư trực tràng giai đoạn III.
Đối với những bệnh nhân bị bệnh ung thư đại tràng giai đoạn IV di căn đến gan, điều trị trực tiếp cho gan bao gồm:
– Đốt khối u (ablation)
– Hóa, xạ trị trực tiếp tới gan
– Áp lạnh
– Phẫu thuật
Tiên lượng cho ung thư đại tràng
Ở giai đoạn sớm (từ giai đoạn I-III), ung thư đại tràng hoàn toàn có thể chữa khỏi. Ở giai đoạn IV, hầu hết các trường hợp không có khả năng chữa được, mà chỉ nhằm mục đích kiểm soát bệnh và điều trị triệu chứng.
Tầm soát là cách hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh
Nội soi đại tràng là xét nghiệm tầm soát quan trọng giúp phát hiện và phòng ngừa ung thư đại tràng.
Mặc dù là bệnh ung thư nguy hiểm, thường gây tử vong, nhưng ung thư đại tràng cũng là một trong những bệnh ung thư có thể phòng ngừa, bằng cách thường xuyên tầm soát bệnh. Nội soi đại tràng là xét nghiệm tầm soát tốt nhất giúp tìm kiếm polyp hoặc ung thư ở những người không có triệu chứng. trong quá trình nội soi, nếu phát hiện polyp, các bác sĩ sẽ loại bỏ nó và ngăn ung thưu phát triển; hoặc tầm soát bệnh có thể giúp tìm ra ung thư giai đoạn sớm và điều trị thành công.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.