Những ngày gần đây, thông tin nữ diên viên Mai Phương bị ung thư phổi giai đoạn cuối di căn sang xương và đang nhập viện điều trị khiến người hâm mộ cảm thấy lo lắng cho nữ diễn viên trẻ. Không ít người tự hỏi bị bệnh ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu và có cách nào để điều trị bệnh không. Thông tin bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn đọc.
Bệnh nhân ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu?
Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm, có thời gian tiến triển bệnh nhanh và rất dễ di căn đến các cơ quan khác trong cơ thể, trong đó có xương nếu không được phát hiện và điều trị tích cực sớm. Ước tính có khoảng 30 – 40% bệnh nhân ung thư phổi tiến triển có di căn đến xương. Ung thư phổi di căn xương thông qua con đường mạch máu và hạch bạch huyết. Một số khu vực xương dễ bị ảnh hưởng là xương chậu, xương cột sống, xương cánh tay, xương sườn…
Khoảng 30, 40% bệnh nhân ung thư tiến triển có di căn đến xương
Bệnh nhân ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu là lo lắng của tất cả bệnh nhân ung thư phổi cũng như người nhà của họ. Thực tế, ngoài giai đoạn tiến triển ung thư, bệnh ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác như mức độ đáp ứng điều trị bệnh, thể trạng sức khỏe chung của bệnh nhân ung thư, độ tuổi người bệnh cũng như số vị trí di căn xương ở mỗi người…
Bệnh nhân ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu? Không có thời gian chính xác nào để tiên lượng cho bệnh nhân ung thư phổi di căn xương. Theo thông tin từ Trung tâm thông tin công nghệ sinh học Mỹ (NCBI), nghiên cứu ở 118 bệnh nhân bị ung thư phổi di căn xương cho kết quả thời gian sống như sau: khoảng 59.9% trong 6 tháng, 31.6% ở 1 năm và 11.3% ở 2 năm. Tỷ lệ sống trung bình khoảng 9.7 tháng.
Tham khảo: tầm soát ung thưu phổi sớm
Hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi di căn xương như thế nào?
Cũng giống như cơ sở để bác sĩ đưa ra tiên lượng sống cho bệnh nhân ung thư di căn xương, lựa chọn các phương pháp hỗ trợ điều trị cho bệnh nhân ung thư giai đoạn này như thế nào cũng phụ thuộc nhiều yếu tố. Điều trị ung thư phổi di căn xương chủ yếu nhằm mục đích giảm nhẹ triệu chứng bệnh: giảm đau do ung thư di căn đến xương, điều trị ngăn ngừa gãy xương và nhiều biến chứng khác.
- Thuốc giảm đau: là một trong những chỉ định thường thấy ở bệnh nhân ung thư phổi. Thuốc giảm đau phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn bác sĩ để tránh các tác dụng ngoài ý muốn.
- Xạ trị: là phương pháp phổ biến nhất để giảm đau, ngừa gãy xương, giảm nén cột sống từ di căn xương. Đa số bệnh nhân ung thư di căn xương thường cho kết quả điều trị tương đối tốt với phương pháp này.
- Phẫu thuật: phẫu thuật giai đoạn này chủ yếu nhằm mục đích ổn định xương gãy, ngăn ngừa gãy xương trong tương lai
- Thuốc chống hủy xương: ngăn ngừa phân hủy xương ở những người bị ung thư phổi di căn xương…
Hãy chủ động thăm khám định kì để phát hiện ung thư phổi sớm
Ung thư phổi rất nguy hiểm nếu không được phát hiện sớm và tiến hành điều trị tích cực. Thực tế, biểu hiện ung thư phổi giai đoạn sớm khá mơ hồ, theo nhiều người nhà bệnh nhân, ngay cả bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn muộn cũng chỉ có triệu chứng ho kéo dài, khó thở. Chính vì vậy, thăm khám sức khỏe và thực hiện tầm soát ung thư định kì là rất cần thiết để phát hiện bất thường sớm, tăng khả năng điều trị thành công.
TS. BS Lim Hong Liang tư vấn điều trị ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc
Hiện nay, bệnh nhân ung thư phổi tại Việt Nam có cơ hộ điều trị trực tiếp với TS. BS Lim Hong Liang – chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore trong điều trị ung thư phổi và các bệnh ung thư đầu cổ đang hợp tác với Bệnh viện Thu Cúc. Ngoài ra, bệnh viện cũng cung cấp dịch vụ chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư phổi các giai đoạn, đặc biệt là giai đoạn cuối, nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
Trên đây là một số thông tin tham khảo giải đáp ung thư phổi di căn xương sống được bao lâu. Để đăng kí khám điều trị tại Bệnh viện Thu Cúc và biết chính xác hướng điều trị tại viện, bạn đọc vui lòng liên hệ 0907 245 888.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.