Ung thư trực tràng giai đoạn II có đặc điểm tế bào ung thư đã phát triển sâu đến thành trực tràng, có thể ảnh hưởng đến một số mô lân cận nhưng chưa lan đến các hạch bạch huyết và di căn đến các bộ phận ở xa. Vậy ung thư trực tràng giai đoạn II có chữa khỏi không?
Ung thư trực tràng giai đoạn II có chữa khỏi không?
Ung thư trực tràng xảy ra ở trực tràng, phần cuối ruột giá, trước hậu môn
Ung thư trực tràng là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến xảy ra tại trực tràng, phần cuối ruột già, nằm ở trước hậu môn. Tùy thuộc vào từng giai đoạn mà biểu hiện ở bệnh nhân ung thư trực tràng có thể khác nhau. Ở giai đoạn II, các triệu chứng đã tác động khá rõ đến người bệnh gây nên một số triệu chứng như: chướng bụng, đi ngoài ra máu, tiêu hóa kém, táo bón…
Ung thư trực tràng giai đoạn II có chữa khỏi không cũng là quan tâm của nhiều bạn đọc. So với các bệnh ung thư đường tiêu hóa thường gặp, bệnh nhân ung thư trực tràng có tiên lượng sống tốt ở những giai đoạn đầu của bệnh.
Ung thư trực tràng giai đoạn II có chữa khỏi không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như độ tuổi, thể trạng người bệnh, mức độ đáp ứng điều trị bệnh cũng như lựa chọn phương pháp điều trị của bệnh nhân.
Bác sĩ thường đưa ra tiên lượng sống 5 năm – tỷ lệ phần trăm bệnh nhân sống ít nhất trong 5 năm kể từ khi được chẩn đoán bệnh để dự đoán khả năng sống của người bệnh. Bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn IIA (tế bào ung thư mới chỉ lan đến thành trực tràng) cơ hội sống của người bệnh vẫn rất tốt, khoảng 80%. Tuy nhiên, đến giai đoạn IIB, cơ hội sống này giảm xuống thấp, chỉ còn ở mức 49%. Với tiên lượng sống như vậy, bệnh nhân vẫn có cơ hội chữa khỏi, kiểm soát bệnh trong thời gian dài nếu được điều trị tích cực.
Các phương pháp điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng giai đoạn II
Cũng giống như cơ sở để đánh giá ung thư trực tràng giai đoạn II sống được bao lâu, lựa chọn phương pháp điều trị bệnh cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Một số phương pháp thường được chỉ định cho bệnh nhân ở giai đoạn này là phẫu thuật, xạ trị và hóa trị.
Phẫu thuật thường là phương pháp được chỉ định chính cho bệnh nhân ung thư ở giai đoạn này với mục đích loại bỏ triệt căn ung thư. Trước khi phẫu thuật, bác sĩ có thể chỉ định một số phương pháp bổ trợ khác để tăng hiệu quả điều trị bệnh.
Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao như tia X để tiêu diệt tế bào ung thư. Ở giai đoạn ung thư tiến triển, xạ trị thường chỉ định trước và sau phẫu thuật. Xạ trị trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ kích thước khối u, tăng khả năng phẫu thuật thành công cho người bệnh.
Hóa trị liệu sử dụng thuốc hóa chất để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại. Sau mổ, ung thư trực tràng có nguy cơ tái phát lên tới khoảng 32%, hóa xạ trị kết hợp có thể làm giảm nguy cơ tái phát bệnh ở mức thấp nhất.
TS. BS Zee Ying Kiat, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa tại nhiều nước trên thế giới
Nhằm mục đích mang lại cơ hội điều trị thành công cao hơn cho bệnh nhân ung thư, Bệnh viện Đa khoan Quốc tế Thu Cúc đã hợp tác với đội ngũ bác sĩ giỏi từ Singapore để xây dựng phác đồ điều trị cho người bệnh. Trực tiếp điều trị cho bệnh nhân ung thư trực tràng có TS. BS Zee Ying Kiat, bác sĩ có nhiều năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa tại nhiều nước trên thế giới.
Trên đây là những thông tin giải đáp ung thư trực tràng giai đoạn II có chữa khỏi không và một số thông tin tham khảo về phương pháp điều trị bệnh. Để đăng kí khám hoặc biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Hotline 0936 388 288.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.