Ung thư tuyến giáp thể nhú là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất (chiếm khoảng 80 -85%). Ung thư tuyến giáp dạng thể nhú có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều độc giả quan tâm.
1. Ung thư tuyến giáp thể nhú là gì?
Có 4 loại ung thư tuyến giáp (K tuyến giáp): thể nhú, thể nang, thể tủy, thể không biệt hóa. Trong đó, ung thư tuyến giáp thể nhú (còn được gọi là ung thư biểu mô tuyến giáp nhú) là loại ung thư tuyến giáp phổ biến nhất. Độ tuổi khởi phát cao nhất là 30 đến 50 tuổi. Ung thư tuyến giáp dạng thể nhú phổ biến ở nữ giới hơn so với nam giới theo tỷ lệ 3:1. Ung thư tuyến giáp thể dạng nhú thường không có triệu chứng. Nếu có, dấu hiệu phổ biến là có khối u ở cổ.
2. Giải đáp câu hỏi liên về mức độ nguy hiểm của K tuyến giáp
2.1 Ung thư tuyến giáp dạng thể nhú có nguy hiểm không?
Như đã đề cập trước đó, ung thư tuyến giáp thể nhú chiếm tỷ lệ người mắc cao nhất trong số các loại ung thư tuyến giáp. Tuy nhiên, may mắn là loại ung thư này phát triển chậm. Mặc dù ung thư tuyến giáp dạng nhú thường di căn đến các hạch bạch huyết ở cổ nhưng bệnh đáp ứng rất tốt với điều trị. Ung thư tuyến giáp dạng nhú có khả năng chữa khỏi cao và hiếm khi gây tử vong.
2.2 Tiên lượng sống giải đáp ung thư tuyến giáp dạng thể nhú có nguy hiểm không
Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ dựa vào thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER được duy trì bởi Viện Ung thư Quốc gia (NCI) cung cấp số liệu thống kê về tỷ lệ sống sót của ung thư tuyến giáp dạng thể nhú dựa trên mức độ lan rộng của ung thư như sau.
– Giai đoạn khu trú – Không có dấu hiệu ung thư đã lan ra ngoài tuyến giáp: Tỷ lệ sống tương đối 5 năm đối là khoảng >99,5%.
– Giai đoạn khu vực – Ung thư đã lan ra bên ngoài tuyến giáp đến các cấu trúc lân cận: Tỷ lệ sống tương đối 5 năm đối là khoảng 99%.
– Giai đoạn xa – Ung thư đã lan đến các bộ phận xa của cơ thể: Tỷ lệ sống tương đối 5 năm đối là khoảng 74%.
2.2 Các biến chứng của ung thư tuyến giáp nếu không điều trị kịp thời
Ung thư tuyến giáp biểu mô nhú có khả năng di căn đến các bộ phận khác như gan, phổi, xương. Phát hiện và điều trị ung thư tuyến giáp ở giai đoạn càng sớm người bệnh càng có cơ hội điều trị thành công cao, giảm nguy cơ đối mặt với tình trạng di căn.
Ung thư tuyến giáp cũng có thể tái phát ngay cả sau khi tiến hành điều trị.
Nhìn chung, tiên lượng ung thư tuyến giáp là tích cực, nhưng điều quan trọng cần thiết sau phẫu thuật điều trị ung thư tuyến giáp là cơ thể bạn vẫn cần hormone tuyến giáp để hoạt động, duy trì chức năng của cơ thể.
Ở giai đoạn càng muộn tế bào ung thư di căn rộng và hình thành nên khối u mới tại các cơ quan khác sẽ gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh
3. Điều trị ung thư tuyến giáp dạng nhú thế nào?
Bệnh K tuyến giáp nói chung và thể nhú nói riêng có thể điều trị thành công, triệt căn bằng phẫu thuật và điều trị bổ trợ với I-131 kể cả với bệnh nhân ở giai đoạn tiến triển.
– Phẫu thuật: thông thường bác sĩ sẽ chỉ định cắt thùy giáp hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp và vét hạch cổ chọn lọc
– Điều trị I-131: phương pháp này được sử dụng để phá hủy những mô giáp còn lại (lành tính và ung thư) sau khi phẫu thuật. I-131 sau khi hấp thu vào sẽ phá hủy ADN và làm chết tế bào tuyến giáp. Các tế bào của các cơ quan khác trong cơ thể do không có đặc tính bắt giữ I-131 nên sẽ ít chịu tác động của dược chất phóng xạ này.
Trực tiếp điều trị ung thư tuyến giáp tại TCI là Chuyên gia ung bướu Singapore – TS.BS Lim Hong Liang
Ung thư tuyến giáp thường ít khi di căn xa nhưng khi đã có di căn xa thì vấn đề cũng cần xem xét cẩn trọng. Phẫu thuật và điều trị I-131 vẫn là hai phương pháp chính. Xạ trị ngoài là phương pháp có thể áp dụng để điều trị di căn xương và các di căn khác. Điều trị xạ trị có thể làm giảm tốc độ phát triển và sự lan tràn của tế bào ác tính. Ngoài ra, điều trị đích cũng là một phương pháp mới bước đầu ứng dụng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp giai đoạn tiến triển.
4. Có thể phòng tránh mắc ung thư tuyến giáp không?
Khám tuyến giáp định kỳ giúp phát hiện các bệnh lý về tuyến giáp, và có phác đồ điều trị kịp thời
Phòng tránh hoàn toàn khả năng mắc ung thư tuyến giáp là điều không thể, nhưng bạn có thể làm giảm yếu tố nguy cơ hình thành bệnh, và phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm giúp ích cho hiệu quả điều trị.
– Hạn chế tiếp xúc với những yếu tố môi trường độc hại nhiễm hóa chất, nhiễm phóng xạ… làm gia tăng khả năng mức ung thư tuyến giáp.
– Không sử dụng thuốc lá, hạn chế tối đa việc sử dụng rượu bia.
– Cân bằng lượng i-ốt cho cơ thể, sử dụng nhiều rau củ quả tươi chứa nhiều vitamin, chất chống oxy hóa…
– Luyện tập thể dục thể thao hàng ngày, lựa chọn những môn vận động phù hợp với sức khỏe.
– Khám sức khỏe định kỳ, và thực hiện sàng lọc ung thư tuyến giáp với đối tượng có nguy cơ cao giúp phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.