Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới. Tuyến tiền liệt là một tuyến nhỏ trong khung chậu của nam giới, nằm giữa dương vật và bàng quang, bao quanh niệu đạo. Chức năng chính của tuyến tiền liệt là hỗ trợ sản xuất tinh dịch. Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm, và khả năng xử trí khỏi bệnh là rất tốt nếu phát hiện sớm.
Ung thư tuyến tiền liệt là bệnh ung thư thường gặp nhất ở nam giới.
NGUYÊN NHÂN GÂY UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Nguyên nhân của bệnh ung thư tuyến tiền liệt chưa được khẳng định chính xác. Tuy nhiên, một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh:
- Tuổi tác cao: Hầu hết các trường hợp được chẩn đoán ở nam giới, độ tuổi từ 50 trở lên.
- Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tuyến tiền liệt: Những người có cha, hoặc anh em trai mắc ung thư tuyến tiền liệt, thì có nhiều khả năng phát triển bệnh hơn so với những người khác.
TRIỆU CHỨNG CỦA UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Đi tiểu thường xuyên hơn, nhiều vào ban đêm, tiểu gấp, tiểu khó, dòng chảy nước tiểu yếu hơn bình thường… là những triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt.
Ung thư tuyến tiền liệt thường phát triển chậm, do đó bệnh nhân có thể không có triệu chứng nào trong nhiều năm. Các triệu chứng thường chỉ trở nên rõ ràng khi ung thư tuyến tiền liệt đủ lớn để gây áp lực đến niệu đạo (ống dẫn nước tiểu từ bàng quang đến dương vật). Điều này thường dẫn đến những vấn đề liên quan đến tiểu tiện. Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đi tiểu thường xuyên hơn, nhiều vào ban đêm
- Tiểu gấp
- Tiểu khó
- Dòng chảy nước tiểu yếu hơn bình thường
- Cảm thấy bàng quang không trống hẳn thậm chí vừa mới đi tiểu
- Các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt lan rộng có thể bao gồm đau xương và đau lưng, mất cảm giác ngon miệng, đau ở tinh hoàn và giảm cân không rõ nguyên nhân.
Các triệu chứng trên có thể gây ra do ung thư tuyến tiền liệt, cũng có thể do phì đại tuyến tiền liệt hoặc tăng sản tuyến tiền liệt lành tính.
CHẨN ĐOÁN UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Để chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt, người bệnh thường được chỉ định thực hiện xét nghiệm máu tìm kháng nguyên PSA.
Các xét nghiệm thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh ung thư tuyến tiền liệt bao gồm xét nghiệm máu PSA, thăm khám trực tràng và sinh thiết.
Xét nghiệm kháng nguyên PSA cũng được sử dụng trong tầm soát ung thư tuyến tiền liệt ở những người chưa có triệu chứng, giúp phát hiện bệnh sớm và tăng cơ hội hỗ trợ điều trị thành công.
HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ UNG THƯ TUYẾN TIỀN LIỆT
Khác với các bệnh ung thư khác, nhiều người mắc ung thư tuyến tiền liệt không nhất thiết phải hỗ trợ điều trị ngay lập tức, bởi các phương pháp hỗ trợ điều trị có thể gây ra một số tác dụng phụ nhất định như: rối loạn chức năng cương dương và tiểu không tự chủ. Nếu người bệnh còn trẻ và ung thư ở giai đoạn sớm, chưa có triệu chứng, bệnh nhân có thể chờ đợi thêm và được theo dõi khối ung thư. Ung thư tuyến tiền liệt thường diễn tiến khá chậm, do vậy, nhiều người có thể sống cả chục năm mà không có triệu chứng nào.
Ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn đầu có thể xử trí khỏi. Phương pháp hỗ trợ điều trị bao gồm phẫu thuật cắt bỏ tuyến tiền liệt, xạ trị và nội tiết tố.
Những bệnh nhân được chẩn đoán ung thư tuyến tiền liệt ở giai đoạn muộn khi ung thư đã lan rộng tới các bộ phận khác của cơ thể (thường là xương), khó có thể xử trí khỏi nhưng có thể giúp kiểm soát bệnh, giảm triệu chứng và kéo dài thời gian sống.
Ý KIẾN NGƯỜI BỆNH THỰC HIỆN DỊCH VỤ TẠI BỆNH VIỆN THU CÚC
Anh Đỗ Văn Khải, 45 tuổi đã thực hiện tầm soát ung thư tuyến tiền liệt tại Bệnh viện Thu Cúc chia sẻ: “Trước đây, ông nội tôi mất vì ung thư tuyến tiền liệt vì phát hiện quá muộn, do vậy tôi rất lo lắng. Hiện nay, tại Việt Nam đã có phương pháp tầm soát ung thư tuyến tiền liệt hiệu quả, và đang áp dụng tại Bệnh viện Thu Cúc, nên tôi đi khám định kỳ 6 tháng 1 lần. Quy trình thăm khám nhanh chóng, nhân viên tại đây hướng dẫn rất nhiệt tình là điều tôi vô cùng hài lòng khi thăm khám tại đây. Rất may là những kết quả xét nghiệm của tôi đều bình thường, hiện tại tôi vẫn theo dõi định kỳ”.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.