Ung thư dạ dày là bệnh ung thư đường tiêu hóa phổ biến nhất ở nam giới và thứ hai ở nữ giới. Vì sao bị ung thư dạ dày là thắc mắc của rất nhiều người.
Ung thư dạ dày là một trong những bệnh ung thư phổ biến trong các quốc gia khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Bệnh khởi phát từ sự phát triển bất thưởng dạ dày – túi cơ nằm ở phía trên bụng, ngay dưới xương sườn có nhiệm vụ nhận và tiêu hóa thức ăn. Đây là bệnh ung thư đặc biệt nguy hiểm và là nguyên nhân gây tử vong của khoảng 800 nghìn người trên toàn thế giới.
Có nhiều loại ung thư dạ, trong đó phổ biến nhất là ung thư tuyến dạ dày, chiếm khoảng 95% ca mắc. Bệnh có thể gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau nhưng phổ biến hơn cả ở những người trên 40 tuổi. Tần suất mắc bệnh cao nhất được ghi nhận ở độ tuổi 65 tuổi.
Tại sao bị ung thư dạ dày?
Tại sao bị ung thư dạ dày là thắc mắc của rất nhiều người đang muốn tìm hiểu về căn bệnh này. Thực tế, nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày vẫn chưa được xác định rõ nhưng có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Nhễm vi khuẩn HP
có đến khoảng 65 – 80% ca mắc ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP
Vi khuẩn HP (Helicobacter pylori) là vi khuẩn sống trong lớp nhầy bảo vệ niêm mạc dạ dày. Loại vi khuẩn này tiết ra chất kích thích khiến dạ dày sản sinh nhiều axit hơn làm suy yếu lớp nhầy bảo vệ gây viêm loét dạ dày – tá tràng và có thể gây biến chứng ung thư. Không phải bệnh nhân nào nhiễm vi khuẩn HP cũng bị ung thư dạ dày, điều này còn phụ thuộc vào cơ địa mỗi người, chế độ ăn uống hay độc tính của vi khuẩn. Nhiều nghiên cứu chỉ ra, có đến khoảng 65 – 80% ca mắc ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn HP.
Chế độ ăn thiếu khoa học
Theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kì, những người có chế độ ăn nhiều đồ ăn hun khói, chiên nướng, thịt muối, cá muối… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người bình thường. Ngoài ra, những người ăn mặn cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác.
Hút thuốc lá, uống rượu bia
Các nghiên cứu cho biết, nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở những người nghiện thuốc lá tăng khoảng 40%, thậm chí là trên 80% ở những người nghiện thuốc lá nặng
Các nghiên cứu cho biết, nguy cơ mắc ung thư dạ dày ở những người nghiện thuốc lá tăng khoảng 40%, thậm chí là trên 80% ở những người nghiện thuốc lá nặng. bên cạnh đó, vừa nghiện thuốc lá, vừa nghiện rượu càng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
Thừa cân, béo phì
Nghiên cứu từ Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kì cho thấy họ đã tìm ra mối liên hệ giữa chứng béo phì với ung thư thực quản và ung thư dạ dày ở những người thừa cân độ tuổi 20. Theo đó, nguy cơ phát triển các dạng ung thư ở người béo phì sẽ cao hơn khoảng 60 – 80% so với những người duy trì cân nặng bình thường trong suốt cuộc đời của họ.
Tiền sử gia đình có người mắc bệnh, đột biến gen gây ung thư
Ung thư dạ dày không di truyền nhưng các đột biến gen có khả năng gây ung thư có thể di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những người có bố mẹ, anh/ chị em mắc ung thư dạ dày cũng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Với những người thuộc nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao, khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích.
khám sức khỏe, tầm soát ung thư định kì luôn được các bác sĩ khuyến khích
Để thuận tiện cho người bệnh, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng và triển khai gói khám tầm soát ung thư dạ dày – thực quản với đầy đủ các xét nghiệm cần thiết nhất, chi phí trọn gói, tiết kiệm giúp phát hiện sớm ung thư dạ dày, ung thư thực quản.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.