Viêm âm hộ là bệnh lý phụ khoa khá thường gặp ở chị em phụ nữ, bệnh có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau và thường gây ra những triệu chứng khó chịu cho bệnh nhân, làm ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt, cuộc sống thường ngày. Trong bài viết này Thu Cúc TCI sẽ giúp bạn tìm hiểu đầy đủ về tình trạng bệnh viêm ở âm hộ, nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm của bệnh. Cùng tham khảo nhé!
1. Viêm âm hộ là bệnh gì?
Âm hộ (hay còn gọi là cửa mình) là phần da mềm ở bên ngoài của cơ quan sinh dục nữ, viêm âm hộ chính là tình trạng viêm ở khu vực này.
Bệnh viêm âm hộ có thể xảy ra ở bất kỳ người phụ nữ nào. Tuy nhiên thường gặp hơn cả là ở những người có cơ địa dễ bị dị ứng, cơ địa nhạy cảm, cơ địa dễ bị nhiễm trùng,… Ngoài ra, đối tượng đang trong độ tuổi dậy thì hoặc phụ nữ tiền mãn kinh cũng có nguy cơ mắc bệnh cao do có lượng estrogen trong cơ thể thấp.
Bệnh viêm ở âm hộ có thấy xảy ra ở bất kỳ người phụ nữ nào, đặc biệt là người cơ địa dễ dị ứng, nhạy cảm, nhiễm trùng,…
1.1. Triệu chứng điển hình của bệnh viêm âm hộ
Khi bị viêm, chị em thường có những triệu chứng điển hình như là:
– Vùng âm hộ bị ngứa, đỏ, rát, sưng, cảm giác ngứa âm hộ có thể tăng dần về đêm.
– Có cảm giác đau nhức âm hộ.
– Có thể xảy ra trạng viêm loét, vảy dày, vảy trắng bám trên da âm hộ.
– Dịch tiết âm đạo bất thường về màu sắc và lượng.
1.2. Nguyên nhân dẫn đến bệnh
Bệnh viêm âm hộ có thể do một hoặc nhiều nguyên nhân khác nhau. Bên cạnh đó, với đặc tính ẩm ướt và ấm áp nhất định, âm hộ càng tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây nên tình trạng viêm nhiễm.
Một số tác nhân, chất kích ứng có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm âm hộ là:
– Do các loại vi khuẩn, nấm âm đạo candida, trichomonas,…
– Do chị em bị dị ứng với những vật từng tiếp xúc như giấy vệ sinh, băng vệ sinh, màu nhuộm trên quần áo, nước xả vải, bột giặt, nước tẩy, nước phụ khoa, nước hoa, chất khử mùi vùng kín,…
Nguyên nhân dẫn đến viêm âm hộ có thể là do chị em bị dị ứng với những vật từng tiếp xúc như giấy vệ sinh, màu nhuộm, nước xả vải, bột giặt, nước tẩy,…
– Do chị em bị dị ứng với tinh trùng khi quan hệ tình dục.
– Do chị em vệ sinh âm hộ không đúng cách, thụt rửa sâu trong âm hộ, lau âm hộ từ sau ra trước sau khi đi vệ sinh
– Do chị em dùng quần lót chất liệu tổng hợp có khả năng thấm hút kém, âm hộ luôn trong tình trạng ẩm ướt dẫn đến vi khuẩn dễ phát triển mạnh và gây viêm nhiễm.
– Do chị em dị ứng với nước hồ bơi hoặc mặc đồ bơi, đồ tắm ẩm ướt trong thời gian dài.
– Do các bệnh lý nhiễm trùng khác (rận mu, ghẻ,…) hoặc do bệnh lý ung thư âm hộ, bệnh thường có biểu hiện ban đầu là những vết loét hoặc u cục ở âm hộ.
– Ngoài ra, việc sụt giảm, thiếu hụt hay rối loạn estrogen ở giai đoạn dậy thì hoặc sau mãn kinh cũng là nguyên nhân khiến nữ giới bị viêm nhiễm.
3. Viêm ở âm hộ có nguy hiểm không?
Viêm nhiễm ở âm hộ nếu không được điều trị sớm và kịp thời, bệnh có thể sẽ là tác nhân thúc đẩy nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm hơn phát triển, điển hình như bệnh viêm đường tiết niệu, viêm nội mạc tử cung, viêm vùng chậu,… Lâu dài bệnh có thể làm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí là nguyên nhân dẫn đến tình trạng bị vô sinh, hiếm muộn.
Riêng với phụ nữ mang thai, tình trạng viêm ở âm hộ còn có thể dẫn đến nhiều ảnh hưởng xấu cho mẹ và thai nhi. Bé có thể dị tật bẩm sinh, nhẹ cân, sinh non, hệ miễn dịch suy giảm, nếu sinh thường bé có thể mắc một số bệnh về mắt và da,… còn mẹ dễ bị nhiễm trùng hậu sản, biến chứng nhiễm trùng sau sinh, viêm vùng chậu mãn tính,…
Để phòng tránh những biến chứng xấu có thể xảy ra, bạn nên đến bệnh viện uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra và giúp bạn đưa ra chỉ định điều trị phù hợp.
4. Phương pháp điều trị viêm nhiễm phù hợp
Người bệnh cần miêu tả cho bác sĩ đầy đủ thông tin về triệu chứng, thời gian triệu chứng xuất hiện, các sản phẩm hay sử dụng, các sản phẩm tiếp xúc trước đó,.. để bác sĩ có căn cứ chẩn đoán ban đầu, đưa ra chỉ định xét nghiệm phù hợp để chẩn đoán chính xác và có chỉ định điều trị hiệu quả.
Thông thường, sau khi có kết quả chính xác, các bác sĩ sẽ cân nhắc phương án điều trị cho bệnh nhân dựa vào nguyên nhân gây viêm, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, tuổi tác, sức khỏe của bệnh nhân.
Bác sĩ sẽ cân nhắc phương án điều trị cho bệnh nhân dựa vào nguyên nhân gây viêm, triệu chứng, mức độ nguy hiểm, tuổi tác, sức khỏe
Những phương pháp điều trị viêm nhiễm ở âm hộ có thể bao gồm:
– Dùng thuốc dạng kem bôi để giúp giảm kích ứng da, giảm ngứa và giảm các triệu chứng khác của viêm nhiễm.
– Dùng thuốc khám nấm hoặc thuốc kháng sinh nếu bệnh nhân có tình trạng nhiễm trùng.
Trong suốt quá trình điều trị, bệnh nhân nên kết hợp với vệ sinh sạch sẽ vùng kín, tránh tiếp xúc với chất tẩy rửa hoặc dung dịch vệ sinh không phù hợp, mặc quần lót có độ thấm hút tốt, thay mới quần lót thường xuyên,…
Nếu bệnh không quá nghiêm trọng và điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ, các triệu chứng bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày đến 1 tuần điều trị.
Trường hợp không thấy bệnh thuyên giảm, bạn nên liên hệ với bác sĩ để được tư vấn và chỉ định thuốc phù hợp hơn. Tuyệt đối không nên tự ý điều trị hoặc dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ để đề phòng gặp tác dụng phụ không mong muốn, bệnh kéo dài dai dẳng, chữa mãi không khỏi.
Trên đây là thông tin về tình trạng viêm âm hộ, nguyên nhân, triệu chứng, mức độ nguy hiểm và lời khuyên điều trị phù hợp. Hy vọng rằng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng này. Nếu có câu hỏi nào liên quan đến viêm nhiễm ở bộ phận sinh dục hay có nhu cầu thăm khám bệnh viêm nhiễm sinh dục, bạn có thể liên hệ ngay với Thu Cúc TCI để được hỗ trợ sớm nhất.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.