Viêm bộ phận sinh dục nữ là bệnh lý chiếm tới hơn 80% các bệnh phụ khoa. Hiện tại, bệnh lý này cũng đe dọa rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Việc hiểu rõ về bệnh, có kế hoạch khám và điều trị sớm nhất sẽ giúp hạn chế được những tác động tiêu cực, loại bỏ bệnh từ sớm. Ngoài ra, đây cũng là cách giúp chị em có thể phòng ngừa viêm nhiễm hiệu quả, đảm bảo chất lượng cuộc sống, quá trình sinh hoạt hàng ngày.
1. Những tác nhân nào dẫn đến viêm đường sinh dục nữ?
1.1. Mất cân bằng hệ vi sinh vật
Các vi sinh vật tồn tại trong môi trường âm đạo luôn ở trạng thái cân bằng. Nếu như tình trạng này tiếp tục diễn ra, âm đạo sẽ không bị viêm nhiễm, các bộ phận sinh dục nữ cũng không bị ảnh hưởng.
Mất cân bằng hệ vi sinh vật là một trong những tác nhân dẫn đến viêm bộ phận sinh dục nữ
Tuy nhiên, với sự thay đổi của một vài yếu tố như nội tiết, các tác động bên ngoài gây tổn thương, môi trường âm đạo có thể bị thay đổi và trở thành điều kiện phù hợp để vi khuẩn, nấm, tạp khuẩn có thể dễ dàng tăng sinh, tấn công sâu hơn. Tùy vào tác nhân gây bệnh mà mỗi trường hợp sẽ có những mức độ biểu hiện khác nhau.
1.2. Các loại ký sinh trùng, khuẩn, virus gây viêm bộ phận sinh dục nữ
Theo thống kê, hầu hết các trường hợp viêm sinh dục nữ, đặc biệt là các bộ phận sinh dục như âm đạo, âm hộ chủ yếu đến từ những tác nhân sau:
– Ký sinh trùng: Nấm men Candida albicans hoặc trùng roi Trichomonas vaginalis lây qua đường tình dục có thể là nguyên nhân.
– Các loại vi khuẩn dễ tấn công vào âm đạo như: Staphylococcus, Streptococcus, Gardneralla vaginalis, Chlamydia trachomatis,…
– Các loại virus lây qua đường tình dục: Herpes sinh dục.
1.3. Các yếu tố khách quan
Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến môi trường âm đạo cũng như gây viêm sinh dục nữ có thể kể đến như:
– Yếu tố nội sinh: Rối loạn nội tiết, loạn khuẩn do dùng kháng sinh, thuốc chống viêm chứa corticoid, bệnh đái tháo đường,…
– Quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp đảm bảo an toàn, không vệ sinh cẩn thận.
– Thói quen vệ sinh không đảm bảo, không thực hiện đúng.
– Tiền sử thực hiện các thủ thuật, phẫu thuật cơ quan sinh dục như tử cung, buồng trứng.
2. Dấu hiệu phát hiện tình trạng viêm các bộ phận sinh dục nữ giới
Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy tình trạng viêm bộ phận sinh dục của chị em đang trở nên nghiêm trọng hơn, thậm chí có khả năng chuyển biến thành viêm mãn tính:
– Dịch âm đạo có dấu hiệu bất thường, chuyển sang màu sắc lạ, cụ thể là vàng, xanh hoặc trắng như màu sữa chua. Ngoài ra, dịch có mùi hôi, mủ ra nhiều hoặc lẫn máu cũng là dấu hiệu không thể xem thường.
– Âm đạo ngứa nặng, không dứt.
– Giao hợp luôn khó chịu vì đau rát.
– Tiểu tiện luôn cảm thấy khó khăn và đau buốt.
Một số dấu hiệu có thể cho thấy tình trạng viêm nhiễm đang trở nên nghiêm trọng hơn
Khi nhận thấy những dấu hiệu này, bệnh nhân cần nhanh chóng tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được hỗ trợ và nhận chỉ định khám cùng với các bác sĩ.
3. Cách chẩn đoán viêm đường sinh dục nữ
3.1. Chẩn đoán viêm sinh dục nữ bằng phương pháp nào?
Viêm sinh dục nữ được xác định sau khi người bệnh tới các cơ sở y tế chuyên khoa, lấy bệnh phẩm để tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp nhuộm soi dịch sinh dục. Bệnh phẩm này sẽ được thu nhận trong quá trình bác sĩ khám lâm sàng phụ khoa. Mỏ vịt được đưa vào trong âm đạo, giúp bác sĩ tiếp cận tốt hơn để lấy bệnh phẩm, gồm dịch âm đạo, dịch cổ tử cung, đưa đi xét nghiệm.
3.2. Ý nghĩa của quá trình xét nghiệm viêm bộ phận sinh dục nữ
Quá trình nhuộm Gram được tiến hành trên mẫu bệnh phẩm, nhằm đánh giá cấu trúc, hình thái, tính chất của vi khuẩn gây viêm. Song song với đó, mẫu bệnh phẩm có thể được soi tươi để kiểm tra xem có xuất hiện bào tử nấm hay trùng roi sinh dục không.
Soi tươi, nhuộm Gram dịch tại đường sinh dục giúp phát hiện cụ thể các vấn đề sau:
– Trùng roi Trichomonas vaginalis – tác nhân gây viêm bộ phận sinh dục, cụ thể là viêm âm đạo.
– Khảo sát lượng bạch cầu, xem liệu có dấu hiệu viêm hay không.
– Khảo sát xem có dấu hiệu của nấm Candida hay không.
– Đánh giá mức độ các loại vi khuẩn gây viêm đường sinh dục
– Quan sát tình trạng tế bào biểu mô.
Quá trình xét nghiệm dịch tiết âm đạo có thể cho biết nhiều khía cạnh, yếu tố liên quan tới trạng thái viêm bộ phận sinh dục
Viêm nhiễm đường sinh dục ở nữ ảnh hưởng trực tiếp tới cuộc sống, khả năng mang thai, sinh con của họ. Lâu ngày, bệnh còn có thể tiến triển và dẫn đến nhiều vấn đề khác nghiêm trọng, mức độ phức tạp hơn như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm cổ tử cung. Vì vậy, khi phát hiện bất thường, chị em nên đi khám để được xác định phương án điều trị kịp thời.
4. Điều trị viêm đường sinh dục nữ như thế nào?
Để điều trị viêm đường sinh dục nữ, chị em cần phải thực hiện khám cùng bác sĩ chuyên khoa và nhận chỉ định phù hợp với tình trạng thực tế của bệnh. Trước hết, các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám để chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh, từ đó có những phương án hiệu quả cho từng người.
Việc điều trị viêm bộ phận sinh dục nữ đa phần sử dụng thuốc. Điều trị với thuốc, chị em có thể sử dụng thuốc uống, thuốc đặt hoặc thuốc bôi tùy vào tác nhân bệnh, mức độ bệnh và tình trạng tổn thương.
Với một số tác nhân, thuốc uống cho hiệu quả mạnh mẽ khi giúp cơ thể sản sinh được kháng thể, loại bỏ vi khuẩn, tránh ảnh hưởng tới lợi khuẩn. Những trường hợp viêm nhiễm do nấm, tạp khuẩn hay bộ phận sinh dục bị tổn thương, người bệnh có thể điều trị kết hợp cùng thuốc đặt kháng khuẩn hay thuốc bôi.
Để chữa dứt điểm bệnh lý, chị em có thể tìm đến khoa Sản phụ khoa thuộc Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa với nhiều năm kinh nghiệm, chuyên môn vững vàng sẽ hỗ trợ, đồng hành cùng người bệnh từ bước thăm khám tới điều trị hiệu quả.
Bên cạnh đó, quy trình khám bệnh khoa học cũng giúp chị em tiết kiệm được thời gian và có thể an tâm khi thăm khám. Mọi thông tin của khách hàng khi tới khám chữa bệnh đều được bảo mật. Trước khi thực hiện khám, khách hàng có thể yêu cầu được khám với bác sĩ nữ.
Thăm khám và điều trị sớm là cách tốt nhất để phòng ngừa viêm nhiễm tái phát và gây ảnh hưởng tới sức khỏe. Vì vậy, mỗi 6 tháng, chị em nên tiến hành kiểm tra sức khỏe phụ khoa một lần và nên lựa chọn địa điểm uy tín để thực hiện khám chữa bệnh an toàn.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.