Viêm gan do virus siêu vi B là mối đe dọa đối với sức khỏe toàn cầu. Vậy mối quan liên hệ giữa viêm gan B và ung thư gan – căn bệnh ác tính nguy hiểm đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc mới và tử vong là gì, hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
1. Bệnh viêm gan B là gì?
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm virus viêm gan B cao nhất trên thế giới, có khoảng 10-20% dân số mắc căn bệnh truyền nhiễm này. Không chỉ có vậy, hiện nay trên thế giới có đến hơn 2 tỷ người nhiễm viêm gan B, và khoảng 400 triệu người đang ở dạng mạn tính. Căn bệnh nguy hiểm này còn cướp đi mạng sống của hơn 600,000 người mỗi năm trên toàn thế giới.
Viêm gan B hay viêm gan siêu vi B được biết đến là một bệnh nhiễm trùng gan do virus viêm gan B (HBV) gây ra, được phân thành hai dạng là viêm gan cấp tính và mạn tính. Là bệnh có gây ra ảnh hưởng lớn đến hoạt động và chức năng của gan, vì thế điều trị triệt để viêm gan B ở giai đoạn cấp tính sẽ giúp người bệnh có cơ hội phục hồi chức năng gan hoàn toàn. Ngược lại nếu viêm gan B đã biến chuyển sang giai đoạn mạn tính thì người bệnh phải mang virus suốt đời.
Theo thời gian viêm gan B mạn tính có thể gây ra các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng bao gồm suy gan, xơ gan, ung thư gan và thậm chí là tử vong.
2. Mối liên hệ giữa viêm gan B và nguy cơ ung thư gan
2.1 Cơ chế gây ung thư gan của virus viêm gan B
Viêm gan siêu vi B và biến chứng – ung thư gan có mối liên hệ chặt chẽ. Viêm gan B mạn tính là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến căn bệnh ác tính ung thư gan. Ở những đối tượng bệnh nhân mắc viêm gan B lâu năm thì có nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn 100 lần so với người bình thường.
Khi virus viêm gan do virus phát triển rộng trong gan, ảnh hưởng đến các tế bào gan, có thể tự lây vào DNA của các tế bào gan, hoặc tăng hiện tượng gây chết tế bào tự nhiên và tăng sinh tế bào gan mới. Tình trạng này liên tục được đẩy cao sẽ khiến nguy cơ đột biến tự phát, các tế bào gan phát triển quá mức không còn giữ được cấu chức và chức năng vốn từ và hình thành nên ung thư.
Viêm gan B là một căn bệnh đe dọa sức khỏe toàn cầu, người bệnh thường phát hiện bệnh thông qua quá trình thăm khám, kiểm tra sức khỏe
2.2 Có phải ai bị viêm gan B đều dẫn đến và mắc ung thư gan?
Không phải ai mắc viêm gan B mạn tính đều dẫn đến ung thư gan. Mà viêm gan B là một yếu tố thúc đẩy làm tăng nguy cơ mắc ung thư gan ở người nhiễm loại virus này.
Đặc biệt cần chú ý là khi mắc viêm gan virus B người bệnh thường không có triệu chứng, biểu hiện rõ ràng. Ở một số người có thể gặp các dấu hiệu dễ lầm tưởng sang các bệnh lý khác như: Sốt, mệt mỏi, chán ăn, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, nước tiểu sậm màu, phân nhạt màu, đau khớp, vàng da. Thậm chí ngay cả khi viêm gan B cấp tính đã diễn biến sang giai đoạn mạn tính người bệnh cũng có thể không nhận thấy những bất thường của cơ thể. Cho đến khi phát hiện những triệu chứng của bệnh thì có khả năng cao đó là triệu chứng của biến chứng viêm gan B là ung thư gan chứ không còn đơn thuần là triệu chứng cảnh báo bệnh viêm gan nữa.
Ung thư gan là căn bệnh cướp đi tính mạng của rất nhiều người. Thăm khám và phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm sẽ nâng cao cơ hội điều trị.
3. Biện pháp phòng ngừa viêm gan virus B dẫn đến ung thư
Viêm gan B và ung thư gan có mối liên hệ với nhau, vậy nên để giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư gan thì cần chủ động trong việc ngăn chặn sớm và loại bỏ triệt để yếu tố gây ung thư hàng đầu – virus viêm gan B.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, và nên tầm soát ung thư gan ở những đối tượng có nguy cơ mắc ung thư cao như là người mắc viêm gan B
3.1 Nhận biết đường lây truyền của virus viêm gan B
Virus viêm gan B có khả năng lây nhiễm qua 3 con đường chính sau đây: Phụ nữ mang thai mắc viêm gan B có thể truyền virus sang con, lây qua đường máu (sử dụng chung dao cạo, bàn chải đánh răng, kim tiêm, xăm hình…), lây qua quan hệ tình dịch không an toàn.
Virus viêm gan B còn có khả năng tồn tại ở môi trường bên ngoài cơ thể trong khoảng 1 tuần. Ở khoảng thời gian này nếu cơ thể không có kháng thể thì virus vẫn có thể xâm nhập. Thời gian ủ bệnh của virus khi đã xâm nhập vào cơ thể là từ 1 đến 6 tháng.
3.2 Cách phòng tránh viêm gan B và ung thư gan hiệu quả
Tiêm vắc xin viêm gan B được biết đến là cách phòng tránh viêm gan B và nguy cơ mắc ung thư gan do virus hiệu quả nhất. Tất cả trẻ sơ sinh nên tiêm phòng vắc xin viêm gan siêu vi B càng sớm càng tốt ngay sau sinh. Chích ngừa đủ 3 liều vắc xin sẽ giúp tạo ra kháng thể bảo vệ ở hơn 95% trẻ sơ sinh, trẻ em, thanh niên khỏi loại virus nguy hiểm này. Lượng kháng thể này sẽ giảm dần theo thời gian, vậy nên ở người trưởng thành khi xét nghiệm nhận thấy kháng thể viêm gan B ở mức thấp hoặc không còn kháng thể thì cần tiêm nhắc lại để đảm bảo hiệu quả phòng tránh.
Bên cạnh đó, người bệnh nên chủ động trong việc phòng tránh để giảm nguy cơ lây nhiễm như:
– Sử dụng bao cao su và quan hệ tình dục an toàn, lành mạnh.
– Lựa chọn những địa chỉ làm đẹp, xăm hình, xăm mắt môi, làm răng, châm cứu đáng tin cậy.
– Không dùng chung vật dụng cá nhân với người khác như bàn chải đánh răng, kìm bấm móng tay chân, dao cạo râu…
– Nếu phụ nữ bị nhiễm virus viêm gan B khi đang mang thai có nguy cơ cao lây virus sang cho con thì cần điều trị dự phòng kháng virus trong thai kỳ để ngăn chặn việc truyền virus cho con.
Đặc biệt, mọi người dân nên thăm khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/ lần để phát hiện sớm những vấn đề bất thường của sức khỏe, từ đó ngăn chặn sớm và điều trị triệt để nếu phát hiện mắc virus viêm gan B.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.