Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc viêm gan siêu vi B cao, ước tính có khoảng 8.6 triệu người nhiễm vi rút viêm gan siêu vi B. Mặc dù vậy nhiều người vẫn chưa nhận thức được đầy đủ viêm gan siêu vi B là bệnh gì, có các dấu hiệu và triệu chứng như thế nào. Điều này dẫn tới tình trạng phát hiện bệnh muộn, gây khó khăn cho việc điều trị.
Viêm gan siêu vi B là bệnh gì?
Viêm gan siêu vi B là một bệnh nhiễm khuẩn ở gan do vi rút viêm gan B (Hepatitis B) gây ra
Viêm gan siêu vi B là một bệnh nhiễm khuẩn ở gan do vi rút viêm gan B (Hepatitis B) gây ra. Nếu nhiễm vi rút này lần đầu, người bệnh có thể bị bệnh cấp tính và biểu hiện triệu chứng lâm sàng từ nhẹ đến nặng. Một số trường hợp có khả năng chống lại viêm gan siêu vi B và loại bỏ được vi rút khỏi cơ thể. Nhưng cũng có nhiều người phát triển thành viêm gan siêu vi B mạn tính. Về lâu dài viêm gan siêu vi B mạn tính sẽ dẫn tới các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan.
Triệu chứng của viêm gan siêu vi B
Người mắc viêm gan siêu vi B có thể gặp các triệu chứng như sau:
– Mệt mỏi
– Sốt
– Chán ăn
– Đau cơ, đau khớp và đau dạ dày
– Buồn nôn, ỉa chảy
– Vàng da, vàng mắt
Người mắc viêm gan siêu vi B có thể có các triệu chứng như mệt mỏi, sốt, chán ăn, buồn nôn…
Tuy nhiên nhiều người không nhận ra mình mắc bệnh vì các triệu chứng thường xuất hiện sau nhiễm vi rút từ 3 – 4 tháng.
Viêm gan siêu vi B lây lan qua đường nào?
Viêm gan siêu vi B có thể lây qua máu và chất dịch cơ thể như tinh dịch và dịch âm đạo, do đó có chúng ta có nguy cơ mắc viêm gan siêu vi B nếu:
– Quan hệ tình dục không sử dụng biện pháp bảo vệ với người mang bệnh.
– Dùng chung bơm kim tiêm với người mắc bệnh.
– Viêm gan siêu vi B cũng có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ, nhưng bệnh có thể phòng ngừa nếu em bé được tiêm vắc xin viêm gan siêu vi B 24 giờ sau sinh.
Chẩn đoán viêm gan siêu vi B
Người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu để xác định xem liệu có vi rút trong cơ thể hay không và nếu có là bệnh cấp tính hay mạn tính.
Nếu nghi ngờ mắc viêm gan siêu vi B, người bệnh có thể được chỉ định xét nghiệm máu để xác định xem liệu có vi rút trong cơ thể hay không và nếu có là bệnh cấp tính hay mạn tính. Bác sĩ cũng có thể sẽ làm sinh thiết gan, trong đó một mẫu nhỏ từ gan được lấy ra, để tìm kiếm các tổn thương ở gan nếu có.
Điều trị viêm gan siêu vi B
Hiện tại vẫn chưa có điều trị đặc hiệu cho viêm gan siêu vi B cấp tính, người bệnh có thể sử dụng thuốc giảm đau để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.
Điều trị viêm gan siêu vi B mạn tính tùy thuộc vào mức độ thiệt hại của gan. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc để làm giảm sự phát triển của vi rút và ngăn chặn thiệt hại cho gan.
Phòng chống viêm gan siêu vi B
Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi B là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh này ở trẻ em.
Tiêm vắc xin phòng bệnh viêm gan siêu vi B là cách hiệu quả nhất để phòng bệnh này ở trẻ em. Nên cho trẻ tiêm càng sớm càng tốt. Đối với người lớn cần làm xét nghiệm trước khi tiêm vắc xin. Nếu chưa bị bệnh chỉ cần tiêm 3 mũi. Trong trường hợp phát hiện mắc bệnh, không cần tiêm chủng, nên theo dõi và điều trị ngay.
Ngoài ra cần lưu ý quan hệ tình dục an toàn, không sử dụng chung các vật dụng cá nhân như bàn chải, dao cạo râu… hoặc các dụng cụ khác đã tiếp xúc với máu, chất dịch cơ thể. Băng ngay các vết cắt hoặc bầm tím để tránh tiếp xúc với máu. Không chạm tay vào máu hoặc chất dịch của bất cứ người nào mà không sử dụng găng tay bảo vệ
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.