Polyp cổ tử cung là bệnh lý phụ khoa mà ít mẹ bầu để ý đến. Chỉ đến khi bệnh phát triển nhanh, gây khó chịu thì các mẹ bầu mới quan tâm. Lúc này việc điều trị thường là xoắn polyp. Vậy xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không, quy trình thực hiện thế nào, hãy tìm hiểu rõ hơn qua chia sẻ sau nhé.
1. Xoắn Polyp cổ tử cung là phương pháp gì?
Polyp cổ tử cung là tình trạng xuất hiện những khối u cục có kích thước đa dạng ở bề mặt trong hoặc bên ngoài cổ tử cung. Hầu hết các khối polyp đều có cấu trúc mỏng, tuy nhiên cũng có không ít trường hợp khối polyp có kích thước to hơn hoặc mật độ dày hơn mức bình thường, dễ dẫn tới tình trạng khó thụ thai, vô sinh hiếm muộn hoặc ảnh hưởng đến đường tiết niệu.
Lúc này, giải pháp điều trị phổ biến nhất được các bác sĩ chỉ định đó là xoắn polyp cổ tử cung. Đây là phương pháp được đánh giá khá cao bởi mang lại hiệu quả điều trị đồng thời giảm đáng kể tỷ lệ tái phát.
Xoắn polyp cổ tử cung là phương pháp sử dụng những dụng cụ chuyên biệt để xoắn các khối polyp lại với nhau
Về cách thức thực hiện, phương pháp này sử dụng những dụng cụ chuyên biệt để xoắn các khối polyp lại với nhau. Các khối này sẽ được xoắn cho tới khi có cùng một cuống. Bước tiếp theo, bác sĩ đưa dụng cụ vào và loại bỏ toàn khối polyp ở cổ tử cung.
2. Các dấu hiệu cho thấy mẹ bầu nên thực hiện xoắn polyp cổ tử cung
Mặc dù bản chất của các khối Polyp vốn lành tính và không gây nguy hiểm đến sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên nếu như để kéo dài không điều trị, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng và làm giảm chất lượng cuộc sống của chị em. Đặc biệt, trong giai đoạn mang thai, lúc này hệ miễn dịch của mẹ bầu trở nên suy yếu hơn bao giờ hết. Do đó, nếu chủ quan, các khối Polyp có thể tác động tiêu cực đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
Các dấu hiệu điển hình của khối polyp ở cổ tử cung là đau bụng âm ỉ hoặc đau dữ dội kéo dài
Một số dấu hiệu điển hình của bệnh trong thai kỳ bao gồm:
– Đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài
Những cơn đau bụng dưới âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài nhiều ngày mà không đỡ có thể là dấu hiệu cảnh báo polyp cổ tử cung. Cùng với đó, những cơn đau này cũng có thể lan rộng tới các vị trí khác trên cơ thể.
– Đau ở vùng hạ vị
Cảm giác đau ở vùng hạ vị sẽ trở nên rõ ràng hơn khi chị em lấy tay nắn hoặc day nhẹ ở vùng hạ vị.
– Xuất huyết âm đạo một cách bất thường
Xuất huyết âm đạo một cách bất thường sau khi quan hệ tình dục hoặc rối loạn chu kỳ kinh nguyệt thì khả năng cao đây là dấu hiệu của xoắn polyp.
– Một số dấu hiệu khác
Bên cạnh đó, các khối polyp ở cổ tử cung cũng có thể gây ra một số triệu chứng như: Âm đạo tiết nhiều dịch nhầy, có mùi khó chịu, tiểu buốt, tiểu rắt, táo bón…
3. Quy trình thực hiện xoắn polyp cổ tử cung
Như đã đề cập ở trên, đây là một phương pháp hiệu quả nhằm loại bỏ triệt để các khối Polyp. Với những mẹ bầu còn lo lắng về các di chứng sau thực hiện thì có thể hoàn toàn yên tâm bởi xoắn polyp về bản chất chỉ là dạng tiểu phẫu.
Để đảm bảo cắt polyp cổ tử cung khi mang thai diễn ra thuận lợi nhất, mẹ bầu cần lựa chọn cơ sở y tế đảm bảo chất lượng và uy tín
Để có thể hình dung rõ hơn về phương pháp này, chị em có thể tham khảo quy trình xoắn Polyp cơ bản với các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám về tình trạng bệnh đồng thời tư vấn cụ thể về phương pháp chữa trị.
Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ vùng kín của bệnh nhân nhằm loại bỏ vi khuẩn và hạn chế nguy cơ gây viêm nhiễm.
Bước 3: Sử dụng kẹp mỏ vịt để mở âm đạo, tiếp theo bác sĩ đưa thiết bị nội soi vào âm đạo.
Bước 4: Sau khi đã xác định được vị trí cũng như số lượng polyp, bác sĩ tiếp tục sử dụng dụng cụ chuyên dụng để xoắn các khối polyp lại với nhau cho đến khi các khối polyp có cùng một cuống. Kết thúc bước này, bác sĩ dùng dao mổ để cắt khối polyp ra bên ngoài cơ thể
Bước 5: Kết thúc quá trình tiểu phẫu, vệ sinh vùng kín sạch sẽ cho chị em.
4. Xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai liệu có nguy hiểm hay không?
Với những mẹ bầu còn đang thắc mắc liệu phương pháp xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai có nguy hiểm không thì có thể hoàn toàn an tâm bởi đây chỉ là hình thức tiểu phẫu nên khá an toàn, nguy cơ gặp các biến chứng là vô cùng thấp. Bên cạnh đó, với trình độ của bác sĩ cũng như sự hỗ trợ của các thiết bị tiên tiến thì việc phẫu thuật sẽ được thực hiện nhanh chóng và hiện quả nhất. Không chỉ giúp loại bỏ triệt để khối polyp, hạn chế các tổn thương lên niêm mạc tử cung, phương pháp này còn đảm bảo không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Hơn nữa, người bệnh cũng không mất quá nhiều thời gian để hồi phục, thông thường, chỉ khoảng sau 2 đến 3 ngày sau phẫu thuật là đã có thể đi lại, sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, để đảm bảo việc điều trị đạt hiệu quả cao cũng như đẩy nhanh quá trình hồi phục thì mẹ bầu cũng cần nên lưu ý:
– Vệ sinh sạch sẽ cơ quan sinh dục.
– Tránh làm việc hoặc vận động mạnh, tuy nhiên mẹ bầu vẫn có thể khởi động với những bài tập đơn giản, nhẹ nhàng để thúc đẩy tuần hoàn máu cũng như tăng sức đề kháng cho cơ thể.
– Bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết, chú ý “nạp” thêm các loại thực phẩm có chứa chất chống oxy hóa như rau xanh, trái cây.
– Hạn chế quan hệ tình dục để cơ thể được phục hồi tốt nhất.
Trong quá trình mang thai, mọi tác động đến cơ thể đều có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới thai nhi nếu không được tính toán kỹ lưỡng. Vì vậy các mẹ bầu nên thực hiện xoắn polyp cổ tử cung khi mang thai ở những cơ sở y tế uy tín, có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm để tiên lượng được mọi nguy cơ có thể xảy ra.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.