Người già cơ thể bị lão hóa, cơ quan trong cơ thể trở nên yếu dần khiến sức khỏe yếu đi, dẫn đến thường xuyên bị ốm đau, bệnh tật. Một trong những bệnh người cao tuổi có nguy cơ mắc cao là xuất huyết não, đây là căn bệnh vô cùng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Vậy xuất huyết não ở nguời già nguyên nhân do đâu và xử trí thể nào?
Nguyên nhân xuất huyết não ở người già
Bệnh xuất huyết não xuất hiện do những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một trong những bệnh người cao tuổi có nguy cơ mắc cao là xuất huyết não
Cao huyết áp
– Đây là nguyên nhân đầu tiên và phổ biến nhất gây xuất huyết não ở người già. Cao huyết áp kéo dài có thể làm cho cường độ và tính đàn hồi của thành tiểu động mạch hạ thấp, thành ống ở đó trở nên mỏng yếu và phình ra, từ đó hình thành khối u ở vi động mạch. Khối u đó dễ nứt vỡ dẫn đến xuất huyết não. Triệu chứng thường gặp đó là đau đầu, chóng mặt… Tuy nhiên nhiều người bị cao huyết áp không thấy có khó chịu gì rõ rệt.
Do động, tĩnh mạch bị dị dạng
Những người bị dị dạng động, tĩnh mạch cũng có nhiều khả năng gây ra xuất huyết não. Do động mạch và tĩnh mạch trực tiếp thông với nhau trong huyết quản, vì thế khi bị dị dạng, thành huyết quản sẽ cực mỏng, từ đó dễ bị nứt vỡ, dẫn đến xuất huyết não.
Do bị hoại tử não
Thông thường sau khi bị hoại tử não huyết quản thông lại tuần hoàn nhánh bên, khiến huyết quản nhỏ cũng khôi phục lại dẫn đến dịch thấm ra ngoài. Ngòai ra, sau khi hoại tử não, việc sử dụng các loại thuốc chống đông máu cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng xuất huyết não.
Do huyết quản biến tính dạng tinh bột
Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến xuất huyết não ở người già. Khi huyết quản biến tính dạng tinh bột sẽ gây ra tình trạng xuất huyết não nhiều lần. Tuổi càng thì tỉ lệ mắc huyết quản biến tính dạng tinh bột càng cao dẫn đến xuất huyết não cũng cao hơn.
Người xuất huyết não thường có triệu chứng liệt nửa người
Do sử dụng rượu bia
Việc nạp một lượng lớn rượu vào cơ thể trong thời gian dài đến khi về già dễ gây huyết áp cao, hoại tử màng trong của động mạch nhỏ ở trong đại não thành dạng thủy tinh, hình thành các khối u, khi khối u đó nứt vỡ gây xuất huyết não.
Bệnh xuất huyết não ở người già nên làm gì?
– Khi người bệnh đột ngột đau đầu dữ dội, choáng váng, mất tri giác hoặc hôn mê, gọi hỏi không biết gì (trường hợp nặng do xuất huyết não nhiều hoặc bị chèn ép làm tắc nghẽn mạch máu nuôi dưỡng một vùng não), đó là những dấu hiệu báo trước cơn đột quỵ.
– Cần đưa nguời bệnh đi cấp cứu càng sớm càng tốt. Nếu xử trí trước 2 giờ, tối thiểu trước 6 giờ, khả năng cứu sống người bệnh rất cao, ít để lại di chứng, nếu muộn hơn nguy cơ diễn biến phức tạp luôn luôn có thể xảy ra. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu nên cho người bệnh nằm yên, nghiêng đầu sang một bên ngay khi có triệu chứng co giật. Để tránh việc người bệnh cắn lưỡi bạn có thể cho một chiếc đũa hoặc cán thìa quấn vải vào giữa 2 hàm răng.
– Để phòng bệnh xuất huyết não ở người già người bệnh cần được khám sức khỏe định kỳ. Khi có bệnh về tim mạch cần điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không nên tự ngưng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ. Khi có bệnh tăng huyết áp hoặc rối loạn mỡ máu hay bị đái tháo đường cần kiểm tra huyết áp, mỡ máu, đường máu theo lời dặn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc hay dùng đơn thuốc của bệnh nhân khác mua thuốc cho mình.
Bạn nên đến cơ sở chuyên khoa để thăm khám khi có nguy cơ mắc xuất huyết não
– Mùa hè, người cao tuổi nên uống đủ lượng nước cần thiết, không đợi khi có biểu hiện khát mới uống. Nếu nghiện thuốc lá, thuốc lào thì cần hạn chế và tốt là nên bỏ hẳn. Những người mắc bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường nên tránh xa bia, rượu, tăng cường uống nước cam, chanh và quả tươi.
– Mùa hè cũng cần vận động cơ thể một cách hợp lý: Người cao tuổi nên tập các bài tập nhẹ nhàng hợp với sức khỏe của mình, không nên tập khi mặt trời lên cao, nhiệt độ ngoài trời tăng. Nên mặc quần áo mỏng, thoáng mát.
– Nên ăn nhiều rau, ăn đủ chất. Những người cao tuổi có bệnh cần ăn uống theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ nhưng không nên kiêng khem quá mức vì có thể đưa đến suy dinh dưỡng.
Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.